Home » » Hướng dẫn calibration HDTV bằng đĩa AVSHD

Hướng dẫn calibration HDTV bằng đĩa AVSHD

Written By tâm tâm on Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012 | 23:31



phần trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về các thông số cơ bản của
HDTV. Phần tiếp theo, xin được giới thiệu đến các bạn các bước căn chỉnh
HDTV thông qua bộ đĩa AVSHD. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những
tham khảo hữu ích cho các bạn đang bước đi trên con đường nghe nhìn
chuyên nghiệp.

1. Calibration là gì? Tại sao phải Calibration?
Rất
nhiều người hiện nay đang đề cao việc thiết lập thông số theo cảm nhận
bằng mắt thường hơn là căn chỉnh bằng đĩa calibration chuyên nghiệp. Họ
cho rằng đĩa calibration quá phức tạp và... chẳng để làm gì.

Đó là một nhận định hoàn toàn sai!
Cũng
giống như việc thưởng thức âm nhạc của giới audiophile, việc thưởng
thức hình ảnh của giới videophile cũng rất phức tạp và phân ra nhiều cấp
độ.

Ở cấp độ phổ thông, bạn không phân biệt được và không hiểu
được bản chất các thông số. Đối với bạn, việc căn chỉnh TV chỉ là cầm
chiếc remote lên và bấm nút dựa theo sở thích. Bạn không phân biệt được
chất lượng hình ảnh thực sự và thích sặc sỡ, cũng giống như việc bạn
không phân biệt được đâu là loa vi tính và đâu là loa hiend trong giới
audiophile.

Ở cấp độ cao hơn, bạn bắt đầu hiểu được bản chất của
từng thông số, bạn bắt đầu căn chỉnh được chiếc TV bằng đĩa căn chỉnh
chuyên nghiệp, và trên hết - bạn bắt đầu biết được đâu là một trải
nghiệm hình ảnh đích thực.

Ở cấp độ cao hơn nữa, bạn nhìn một
chiếc TV bất kỳ và biết rằng nó đã được cân chỉnh tương đối chính xác
hay chưa, và bạn cũng đoán được nó đang thừa hay thiếu cái gì.

…...........

Càng
lên cao, bạn càng thấy rằng videophile là một thế giới hấp dẫn và đáng
để say mê, không kém gì audiophile. Bạn sẽ ngộ ra được nhiều điều và
nhìn nhận mọi thứ ở một góc độ mới, khác hoàn toàn so với trước đây.

Một
đĩa calibration là công cụ tuyệt vời nhất để bạn bước vào thế giới
videophile. Đến đây, nhiều người tự hỏi rằng tại sao chúng ta không dùng
đĩa phim, mà lại phải dùng một đĩa calbration để căn chỉnh?

Hình
ảnh của những đĩa phim hiện có trên thị trường đã được các đạo diễn phủ
một lớp màu hiệu ứng để phù hợp với nội dung của từng bộ phim. Chúng là
những chiếc que có hình dạng khác nhau, và công việc của bạn bây giờ sẽ
là vẽ một đường thẳng để biết được vẻ đẹp của những chiếc que cong queo
đó. Calibration chính là một chiếc thước đã được khắc số để bạn vẽ nên
một đường thẳng chính xác. Bạn không thể dùng một đĩa phim bởi bạn không
thể biết được đâu là màu gốc thực sự, còn với đĩa calibration, mọi thứ
đều rõ ràng thông qua những con số.

Khác với thiết lập bằng mắt,
calibration sẽ là căn chỉnh, tức là điều chỉnh các thông số dựa trên một
căn cứ được xác định sẵn từ trước.

2. Chuẩn bị trước khi calibration

Như
chúng ta đã biết, môi trường ánh sáng xung quanh và góc nhìn tác động
rất lớn đến chất lượng hình ảnh. Do đó, trước lúc calibration, bạn phải
xác định được đâu là môi trường ánh sáng và đâu là chỗ ngồi mà mình
thường xuyên sử dụng để xem phim. Nếu bạn thích xem phim trong môi
trường ánh sáng có cường độ lớn, hãy calibration TV theo môi trường ánh
sáng cường độ lớn. Ngược lại, nếu bạn chỉ thích xem phim sau khi đã tắt
hết đèn, hãy làm như vậy trước khi calibration TV.

Lưu ý là không
nên calibration TV trong môi trường quá sáng và tránh hiện tượng phản
xạ trên màn hình để quá trình calibration diễn ra một cách chính xác.

Hiện
nay có rất nhiều thiết bị dùng để phát phim và tín hiệu mà chúng tạo ra
không hề giống nhau. Bạn sử dụng HTPC để xem phim, hình ảnh mà nó tạo
ra chắc chắn có sự khác biệt so với HD Player. Thậm chí giữa một chiếc
HD Player sử dụng chip Sigma và một chiếc HD Player sử dụng chip Realtek
cũng có sự khác biệt đáng kể về hình ảnh. Điều này có nghĩa là bạn sẽ
phải calibration cho từng thiết bị phát phim mà mình sử dụng và lưu
chúng vào một profile riêng để áp dụng sau này.

Để quá trình
calibration diễn ra suôn sẻ, các bạn ít sử dụng remote để thiết lập nên
làm quen dần việc điều chỉnh các thông số. Hãy thử tăng - giảm các thông
số và so sánh với các thông tin đã được đề cập trong phần 1.

Cuối
cùng, trước khi calibration một chiếc TV, bạn nên dành ra một khoảng
thời gian để xem một bộ phim yêu thích bất kỳ nào đó. Điều này không
những refresh lại tâm lý mà còn giúp bạn so sánh được sự khác biệt giữa
chất lượng hình ảnh trước và sau khi calibration TV.

3. Đĩa calibration

Hiện
nay có rất nhiều đĩa có thể dùng để calibration TV, hầu hết chúng khá
rẻ hoặc miễn phí, trừ một số ít rất mắc tiền. Tùy vào nhu cầu của mình
các bạn có thể lựa chọn những bộ đĩa được đánh giá cao như Spears and
Munsil (25 USD), Disney WOW: World of Wonder (27 USD) hay Digital Video
Essentials (115 USD).

Một bộ đĩa "dễ thương" vừa được ra mắt vào
ngày hôm nay đó là ColorMunki Smile. Hiện nhà sản xuất chưa cho biết mức
giá cụ thể nhưng hứa hẹn rằng sản phẩm của họ sẽ hỗ trợ việc căn chỉnh
nhiều màn hình cùng một lúc và diễn ra hoàn toàn tự động. Bộ đĩa này
hoạt động tốt trên cả Windows lẫn Mac, và nó sẽ calibration trên nền
tảng đồ họa của hệ điều hành chứ không phải là trực tiếp trên màn hình.
Đây cũng là một giải pháp đáng chú ý cho những ai đang sử dụng HTPC. Hy
vọng mức giá của nó sẽ không quá mắc.

Trong khuôn khổ bài viết
này, chúng ta sẽ calibration TV dựa trên bộ đĩa do AVSHD cung cấp. Đây
là một công cụ khá đơn giản, chính xác và hoàn toàn miễn phí. Các bạn có
thể tải về tại đây. Sau khi tải về bạn có thể sử dụng phần mềm ổ đĩa ảo
kết hợp với trình phát media nào đó hỗ trợ, hoặc sử dụng các loại đầu
HD Player có khả năng đọc file iso. Hoặc nếu không thì có thể tải riêng
rẽ từng video MP4 dành cho từng bước căn chỉnh.

3. Sử dụng chế độ nào để calibration?
Hầu
hết các nhà sản xuất đều thiết lập sẵn cho TV của họ các chế độ phù hợp
với từng mục đích khác nhau của người sử dụng. Một số người cho rằng
Standard là chế độ tối ưu nhất để calibration, tuy nhiên ý kiến của mình
là chế độ Movie (hoặc Cinema). Lý do là mục đích của việc calibration
trong bài viết này là để phục vụ phim ảnh, ở chế độ Movie thì nhà sản
xuất đã căn chỉnh tương đối chính xác thông số Color Temperature, Color
và Tint (Hue). Trong trường hợp không có kính lọc màu và các công cụ đi
kèm thì đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

4. Tắt hết các thành phần bổ sung
Một
chiếc TV "sạch sẽ" ngay từ ban đầu sẽ là nền tảng tuyệt vời để chúng ta
bắt tay vào calibration nó. Nên nhớ kẻ thù lớn nhất của videophile
chính là những thuật toán "ảo tung chảo" do nhà sản xuất thêm vào chiếc
TV nhằm tăng giá thành của nó.

Nếu TV bạn có chức năng hỗ trợ làm
mượt bằng thuật toán nội suy (Samsung – Auto Motion Plus, Panasonic –
Intelligent Frame Creation (IFC), LG – TruMotion, Sharp – Fine Motion
Enhanced, Sony – MotionFlow..) hãy tắt nó. Nếu TV bạn hỗ trợ các công
nghệ tăng cường hình ảnh không thực sự quan trọng khác, hãy tắt hết và
để chiếc TV ở trạng thái sạch sẽ nhất.

5. Bắt đầu


hai cách sử dụng đĩa AVSHD, nếu bạn tải file iso hãy nó lên và chọn mục
"Basic settings" (căn chỉnh cơ bản) để bắt đầu, nếu bạn tải 5 file MP4
riêng rẽ, hãy mở từng file tương ứng với các bước calibration.

Tuy
nhiên, để chủ động hơn, trước khi bước vào căn chỉnh thực sự bạn cũng
nên làm quen với đĩa AVSHD. Hãy tham quan và tìm hiểu các mục ở trong
đó, cố gắng đoán xem các chapter sẽ phục vụ cho việc cân chỉnh gì - sẽ
rất thú vị đấy.

6. Độ sáng (Brightness)

Sau
khi chọn Basic Setting, AVSHD sẽ đưa bạn đến mục tinh chỉnh độ sáng
(hoặc nếu bạn sử dụng file MP4 thì mở 1-Black Clipping.mp4). Cùng với độ
tương phản, độ sáng chính là thông số quan trọng nhất đối với một chiếc
TV, quyết định đến chất lượng của hình ảnh mà TV trình diễn.


đây, bạn sẽ thấy một hình ảnh với các nấc thang nhấp nháy. Nấc thang thứ
16 chính là thanh màu đen tham chiếu (Reference Black), tức là giới hạn
dưới của màu đen. Để TV có được màu đen tối ưu, bạn sẽ phải chỉnh thông
số Brightness (độ sáng) của chiếc TV sao cho thanh màu đen tham chiếu
(nấc thang 16) không được nhấp nháy. Lúc này hiện tượng nhấp nháy chỉ
xảy ra từ nấc thang thứ 17 đến nấc thang thứ 25.

Như đã nói ở
phần 1, nếu bạn chỉnh màu đen quá sâu (vượt qua màu đen tham chiếu) thì
các chi tiết ở trong vùng tối sẽ bị mất. Ngược lại, nếu chỉnh quá cao
thì màu đen sẽ bị rửa và trông giống như màu xám.

Thường thì sau
khi ra khỏi dây chuyền, các nhà sản xuất sẽ thiết lập độ sáng của TV rất
cao, do đó việc giảm độ sáng có thể khiến bạn thất vọng về chiếc TV.
Nhưng không sao, đó mới là chất lượng đích thực của sản phẩm đó. Hãy
kiểm tra thật kỹ Brightness, cố gắng so sánh các chi tiết trong vùng tối
khi TV ở trong môi trường ánh sáng lớn và khi TV ở trong môi trường tối
nhằm đảm bảo rằng bạn đã không để sót bất cứ thông tin nào. Thông
thường, khi bạn tắt hết đèn trong phòng thì hiện tượng nhấp nháy ở các
thanh sẽ trở nên rõ ràng hơn.

7. Độ tương phản (Contrast)

Để chỉnh độ tương phản, bạn sử dụng chapter 2 và chapter 3 trong đĩa AVSHD.


chapter 3, bạn sẽ thấy một hình ảnh với các nấc thang nhấp nháy giống
như ở phần căn chỉnh Brightness. Nấc thang thứ 235 chính là màu trắng
tham chiếu (Reference White), tức là giới hạn trên của màu trắng. Bạn sẽ
phải căn chỉnh thông số Contrast sao cho thanh Reference White (số 35)
không còn nhấp nháy. Lúc này chỉ có các thanh từ số 230 đến 234 là còn
nhấp nháy.

Nếu tăng độ tương phản lên quá cao, thì các nấc thang
nhấp nháy sẽ lùi dần về số 230 và - như đã nói ở phần 1 - lúc này các
chi tiết trong vùng sáng của bạn sẽ bị mất.


Tiếp
tục các bạn bật chapter 2 lên, các bạn sẽ thấy một hình ảnh với đường
viền màu trắng nhấp nháy kết hợp với một hình chữ nhật màu đen nhấp nháy
ở giữa. Đây chính là màn kết hợp giữa chapter 1 và chapter 3 trong đĩa
AVSHD.

Hãy nhớ: việc căn chỉnh độ tương phản có thể ảnh hưởng tới độ sáng, và ngược lại.

Chapter 2 chính là công cụ để bạn đảm bảo rằng sau khi thay đổi đối tượng này thì đối tượng kia sẽ không bị ảnh hưởng.

Bạn
kiểm tra thật kỹ xem thanh màu đen tham chiếu và thanh màu trắng tham
chiếu có bị nhấp nháy hay không. Nếu có hiện tượng nhấp nháy, hãy cân
chỉnh lại độ sáng hoặc độ tương phản ngay lập tức.

Màn kiểm tra
này phải được thực hiện trong môi trường ánh sáng mà bạn sử dụng để xem
phim, và nếu môi trường xem phim hơi sáng, bạn có thể không thấy hiện
tượng nhấp nháy ở thanh số 17 và 18. Nhưng không sao, miễn là từ thanh
số 19 đến thanh số 28 vẫn còn nhấp nháy là đã đủ đảm bảo màu đen mà bạn
thiết lập đã tối ưu.

8. Overscan:

Overscan
chính là hiện tượng mà hình ảnh nhận được bị vượt quá các cạnh của TV.
Đây là một đứa con rơi còn sót lại của công nghệ CRT. Để xác định được
TV của bạn có bị hiện tượng này không, hãy bật chapter 5 của đĩa AVSHD
lên.

Ở chapter 5, các bạn chú ý vào 4 cạnh của màn hình. Hãy chắc
chắn rằng bạn nhìn thấy đường viền trắng rất nhỏ bên ngoài hàng chữ
"Outside White Line Indicates No Overscane", nếu không thấy hãy tìm đến
mục "Picture size" hoặc "Screen size" trên TV của bạn để thiết lập lại
cho đúng.

9. Độ nét (Sharpness)


phần 1, chúng ta đã biết rằng độ nét (Sharpness) không thực sự làm cho
hình ảnh trở nên nét hơn, thông số này thực chất chỉ là gây ảo giác về
góc cạnh cho hình ảnh, làm cho nó trông có vẻ rõ ràng hơn. Để xác định
một con số hợp lý cho độ nét, các bạn chọn chapter 5.

Đầu tiên,
hãy lại thật gần màn hình, tăng độ nét lên maximum, sau đó giảm xuống từ
từ cho đến khi bạn không nhìn thấy viền trắng ở xung quanh hình vuông
lớn ở giữa, và các điểm ảnh màu trắng ở trong hình vuông không còn bị
nhòe nữa.

Sharpness là một thông số khó chịu, đặc biệt là nó
thường gây lóa mắt khi căn chỉnh. Do đó, để kỹ hơn, bạn phải tăng giảm
một vài lần và đảm bảo không còn nhìn thấy vòng tròn ở trên các đường
nhỏ màu đen cũng như không còn hiện tượng Moiré Pattern trên bất kỳ hình
nào.

Việc căn chỉnh độ nét đôi khi mang đến những bất ngờ, đặc
biệt trên rất nhiều TV thì độ nét phải về 0 thì hình ảnh mới trở nên
chính xác. Do đó hãy mạnh dạn giảm độ nét xuống thật thấp và thử nghiệm
nó trên một vài video để đảm bảo rằng hình ảnh mà TV của bạn trình diễn
một cách tự nhiên và mượt mà nhất.

11. Color

Để
chỉnh thông số Color, bạn sẽ cần một tấm lọc màu xanh (blue) hoặc nếu
TV bạn có hỗ trợ chế độ chỉnh màu xanh "Blue mode" thì hãy cố gắng tận
dụng. Tuy nhiên, rất nhiều TV hiện nay không hỗ trợ tính năng này, và
nếu TV nhà bạn thuộc số đó, hãy bắt đầu bằng kính lọc màu xanh (một số
bộ đĩa hiệu chỉnh thường tặng kèm người dùng kính lọc màu xanh).

Với
kính lọc màu, các bạn chọn chapter 4. Một mô hình thử nghiệm xuất hiện,
hãy chú ý đến 2 hộp (màu xanh và màu xám) ở hai bên, phải căn chỉnh
thông số Color để đảm bảo rằng khi đeo kính bạn sẽ không thấy chúng nhấp
nháy nữa.

12. Tint (Hue)

Tương
tự như Color, bạn sẽ sử dụng kính lọc màu xanh để căn chỉnh Tint. Mục
đích là làm cho 2 hình chữ nhật ở giữa không còn nhấp nháy.

Trường
hợp các bạn vẫn thấy các hình chữ nhật nhấp nháy, mặc dù đã căn chỉnh
color và tint bằng mọi cách. Đừng quá lo lắng, đó là điều bình thường và
hãy cố gắng căn chỉnh làm sao cho hiện tượng nhấp nháy diễn ra thấp
nhất nhằm đảm bảo sự tối ưu cho màu sắc của màn hình.

13. Kiểm tra lại các dải màu

Bây
giờ sau khi đã căn chỉnh xong các thông số, bạn sẽ kiểm tra lại các dải
gradient xem chúng có bị hiện tượng nhuốm màu hay không. Các dải
gradient này có bước màu là 5%.

Trở lại menu chính của đĩa AVSHD, chọn "Misc Patterns", sau đó chọn "A - Additional" và chọn chapter 3.

Hãy
lại gần màn hình và để ý các dải màu. Nếu phân biệt được tất cả các
bước màu thì xin chúc mừng, màn hình của bạn đã cho ra màu sắc tương đối
chính xác.

Ngược lại, nếu một số bước màu trên các dải màu không
thể phân biệt được, thì màn hình của bạn chưa thực sự tối ưu. Việc sửa
chữa trong trường hợp này không hề đơn giản, nhưng bạn có thể giảm độ
sáng hoặc độ sắc nét một chút để cho màu sắc không bị nhuốm nhiều quá.
Tiếp
tục chuyển qua chapter 4, bạn sẽ thấy giao diện trông giống như giao
diện đã từng tinh chỉnh độ sáng và độ tương phản. Thử xem dải màu số 235
có nhấp nháy hay không, nếu dải màu 235 không nhấp nháy, còn dải 233
nhấp nháy nhẹ thì các màu sắc này trên màn hình đã tương đối chính xác.

Nếu
phần nhấp nháy không chính xác, bạn cũng không thể sửa chữa bằng cách
thiết lập các thông số. Tuy nhiên, tình hình vẫn có thể cải thiện đôi
chút bằng cách chỉnh độ sáng hoặc độ nét.

Nói chung, ít khi bạn
phải dùng tới độ sáng và độ nét ở bước kiểm tra này. Nhưng trong những
trường hợp xấu, hãy nhớ rằng khi bạn chỉnh lại độ sáng, thì bạn phải
kiểm tra lại toàn bộ thông số để đảm bảo mọi thứ đều tối ưu.

14. Thử nghiệm bằng phim ảnh
Sau
khi hoàn tất việc calibration TV, bạn nên dành ra một khoảng thời gian
nhất định thể thưởng thức các bộ phim trên các thông số mới. Hãy thử
nghiệm bằng nhiều thể loại phim khác nhau. Để kiểm tra chi tiết trong
bóng đêm, hãy chọn những phim như là The Dark Knight hay Avatar, còn để
kiểm tra tông màu da, độ rực rỡ thì chọn những phim như là The Fifth
Element, các phim của Disney hay thậm chí là phim xxx nếu muốn. Ngoài ra
còn có thể xem một và trận đấu bóng đá, biểu diễn bikini, ca nhạc... để
đảm bảo rằng phần căn chỉnh đã chính xác và hợp với mắt bạn.

Đừng
ngần ngại thay đổi một vài thông số hoặc căn chỉnh lại toàn bộ nếu như
bạn cảm thấy nghi ngờ. Việc căn chỉnh đôi khi lấy mất của bạn vài chục
phút nhưng sẽ đem đến hàng tiếng xem phim tuyệt vời cho cả gia đình.



http://www.hdvietnam.com/diendan/60-thiet-bi-hinh-anh/419648-huong-dan-calibration-hdtv-bang-dia.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

WIDGET VÍ DỤ