Home » » Bạn có biết sự khác biệt giữa Brightness và Backlight?

Bạn có biết sự khác biệt giữa Brightness và Backlight?

Written By tâm tâm on Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012 | 23:38







Trong bài viết về calibration, có một thông số mà chúng ta vẫn chưa đề cập tới, đó chính là độ sáng đèn nền - Backlight. Dám cá 100 CR
là rất nhiều người hiện nay chưa thực sự phân biệt được bản chất của độ
sáng đèn nền (Backlight) và độ sáng (Brightness). Cả hai đều là độ
sáng, và ở góc độ hình ảnh - chúng đều ảnh hưởng lớn tới độ sâu màu đen
của TV.




Thực ra độ sáng và độ sáng đèn nền có mối quan hệ gì với nhau? Và trong
quá trình calibration, khi nào thì chúng ta căn chỉnh độ sáng đèn nền và
khi nào thì ta căn chỉnh độ sáng?



Về cơ bản, khi bạn thay đổi trị số Backlight thì màn hình có thể trông
sáng hoặc tối hơn, nhưng không vì thế mà độ sáng - Brightness cũng thay
đổi theo. Độ sáng và độ tương phản là hai thông số độc lập với
Backlight. Nếu bạn thiết lập độ sáng là 50, độ tương phản là 55 thì cho
dù thay đổi trị số Backlight của màn hình như thế nào đi nữa thì độ sáng
vẫn là 50 và độ tương phản vẫn là 55.



Backlight thực chất là tổng sáng mà đèn nền của TV phát ra (công suất).
Tất nhiên, ở đây chúng ta đang đề cập đến TV LCD, chứ không phải Plasma.




Trong bài viết calibration hôm qua, việc thay đổi trị số Backlight chưa được đề cập đến và đây là một thiếu sót nhỏ.



Căn chỉnh Backlight khá đơn giản. Sau khi căn chỉnh xong toàn bộ các
thông số, bạn có thể tăng hoặc giảm Backlight lên một chút để phù hợp
hơn với môi trường ánh sáng. Nhưng nên nhớ là chỉ một chút thôi nhé, bởi
Backlight sẽ ảnh hưởng đến độ sâu của màu đen. Nếu Backlight cao quá
thì màu đen sẽ bị rửa, hình ảnh trông mờ, còn nếu thấp quá thì hình ảnh
trông rất tối.



Tốt nhất là trước khi calibration, bạn kéo độ sáng của đèn nền lên mức
phù hợp. Sau đó, khi calibration xong, bạn tiếp tục thay đổi độ sáng để
phù hợp hơn với môi trường sáng - nếu hình ảnh hơi tối, kéo nó lên một
chút, còn nếu hơi sáng, kéo nó xuống một chút.



Lời khuyên của mình là luôn để đen nền thấp nhất có thể (cả trước và sau khi calibration). Điều này không những giúp cho tuổi thọ của đèn nền lâu hơn, mà còn giúp nó không bị giảm chất lượng theo thời gian, cũng như giúp bạn và người thân không bị mỏi mắt trong quá trình xem phim, và ở góc độ nào đó sẽ mang đến cảm giác cinema hơn.



Tất nhiên, đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân. Còn bạn, nếu muốn chiếc TV
luôn sáng sủa thì hãy kéo Backlight lên, có gì đâu mà phải xoắn chứ!



http://www.hdvietnam.com/diendan/60-thiet-bi-hinh-anh/419982-ban-co-biet-su-khac-biet.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

WIDGET VÍ DỤ