Home » » GÃ SI TÌNH NẶNG NGHIỆP CẦM CA: MỐI TÌNH ÚT BẠCH LAN - THÀNH ĐƯỢC

GÃ SI TÌNH NẶNG NGHIỆP CẦM CA: MỐI TÌNH ÚT BẠCH LAN - THÀNH ĐƯỢC

Written By tâm tâm on Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012 | 15:28


Thứ Sáu, 25/05/2012 22:51


Cuộc hôn nhân Thành Được - Út Bạch Lan có hôn thư giá thú, đám
cưới tổ chức long trọng. Sau đó, về Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, cả hai
tiếp tục tạo dấu ấn qua nhiều vở cải lương. Khi ấy, bóng dáng nghệ sĩ
Thanh Nga đã xuất hiện trong cuộc tình của họ…




Tháng
5-2012, nghệ sĩ (NS) Phượng Liên và NS Mai Thế Hiệp từ Mỹ điện thoại về
xin phép tôi tổ chức 2 suất hát tại California - Mỹ. Tôi hỏi duyên cớ
gì, Phượng Liên nhắc: “Đã nửa thế kỷ bài tân cổ giao duyên của bác Bảy
rồi, tụi con làm để cảm ơn bác đã viết cho đời, cho NS thể loại này”.
Tôi mừng nhất khi hay tin NS Thành Được sẽ xuất hiện trong 2 đêm hát.


Tình duyên đưa đẩy


Thành
Được - người được mệnh danh “ông vua không ngai” - tên thật là Châu Văn
Được, bước lên sân khấu năm 1954 trong gánh hát của người chú, lúc đó
chỉ đóng thế vai vì một NS bị bệnh. Thế mà 2 năm sau, tên tuổi Thành
Được đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở của Hà
Triều Hoa Phượng) cùng Thúy Nga, cô đào thương sáng giá ở Đoàn Thúy Nga.


Năm
1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh - Thanh
Nga, rồi trở lại Kim Chưởng. Lúc này, tôi gặp NS Thành Được, viết tặng
anh bài Biệt kinh kỳ. Trong 2 đêm hát ở Mỹ mới đây, anh đã hát lại bài
này dù đã 79 tuổi. 






Nghệ sĩ Thành Được và Út Bạch Lan năm 1960 ẢNH TƯ LIỆU CỦA NSND VIỄN CHÂU



Tình duyên đưa đến,
năm 1962, cặp NS tài danh Út Bạch Lan - Thành Được lập đoàn hát mang
bảng hiệu Thành Được - Út Bạch Lan. Đến năm 1967, Thành Được đoạt HCV
Giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (Tiếng hạc trong trăng).
Lúc mới quen, tôi dò hỏi vì sao lấy nghệ danh Thành Được, anh cười giải
nghĩa: “Em lấy chữ Thành từ sự kính nể giọng ca của người đàn anh là
Thành Công, ghép với chữ Được là tên cúng cơm. Có một dạo em muốn lấy
tên Út Được vì cũng thích danh ca Út Trà Ôn nhưng lại thôi”.








NSND Viễn Châu và NSƯT Út Bạch Lan (ảnh Thanh Hiệp)



Chất
giọng của Thành Được mang hương vị ngọt hậu. Giọng thoại của anh nghe
sang trọng, trí thức. Nhờ đó mà những vai trong các tuồng xã hội, anh
diễn rất đạt, như Lĩnh Nam - Sân khấu về khuya. Tuy vậy, tướng cướp Thi
Đằng vẫn là vai độc đáo nhất, là đỉnh cao trong sự nghiệp ca diễn cải
lương của Thành Được. Sau này, anh có thêm các vai tuồng ấn tượng: Tùng
(Nửa đời hương phấn), Văn (Con gái chị Hằng), Diệp Băng Đình (Thuyền ra
cửa biển), Điệp (Lan và Điệp)...


“Kép hát thượng thặng”


Năm
1957, khi bộ tứ bầu gánh Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã
phần hùn, giải tán Đoàn Kim Thanh - Út Trà Ôn, NS Thúy Nga quy tụ một số
NS cũ của gánh, thành lập Đoàn Thúy Nga - Phước Trọng, mời NS Thành
Được làm kép chánh trong 2 năm. Sau đó, đoàn trình diễn vở Khi hoa anh
đào nở với kép chánh Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn, đã thành
công lớn về mặt nghệ thuật lẫn doanh thu.






NS Thanh Tú, NSƯT Út Bạch Lan, NSND Ngọc Giàu và NS
Trang Bích Liễu trong chương trình Làn điệu phương nam năm 2007 (ảnh
Thanh Hiệp)



Trong 3  nam
NS ăn khách nhất bấy giờ: Hữu Phước, Thành Được và Hùng Cường thì tuy
Thành Được có giọng ca truyền cảm kém hơn Hữu Phước nhưng hơn hẳn Hùng
Cường; về sắc vóc thì Thành Được đẹp trai hơn Hữu Phước và khôi ngô
không kém Hùng Cường. Vì thế, một dạo điện ảnh miền Nam đã có sự tham
gia của 2 nam NS này...






NS Thành Được và các nghệ sĩ tham gia đêm vinh danh soạn giả NSND Viễn Châu tại Mỹ (13-5-2012) (ảnh: Hùng Lý)



Tuy nhiên, theo tôi,
nếu gọi là đạt chuẩn về giọng ca thì phải nói đến Hữu Phước và Thành
Được. Còn Hùng Cường, từ ca nhạc chuyển sang, cuộc dạo chơi của anh rất
bảnh, ghé vào khóm hoa nào cũng thơm ngát mùi hương nhưng về diễn xuất
không thể có bề dày để quyền biến như 2 NS kia. Hơn nữa, Thành Được và
Hữu Phước có nhiều thuận lợi hơn vì được nhiều soạn giả tài danh đương
thời cung ứng tuồng mới, “đo ni đóng giày” để nắm bắt nhiều cơ hội biểu
dương tài năng ca diễn.



giả Nguyễn Ang Ca (soạn giả Ngọc Huyền Lan) hồi đó đã tặng biệt danh
“Giọng ca vàng” cho Hữu Phước và “kép hát thượng thặng” cho Thành Được.


Sân khấu - cuộc đời


Từ
Đoàn Kim Thanh - Út Trà Ôn tách ra, bà Kim Chưởng cũng lập gánh hát
riêng, ký ngay hợp đồng với NS Út Bạch Lan và NS Thành Được sau khi anh
rời gánh Thúy Nga. Đoàn Kim Chưởng hồi đó nổi danh là “Anh hùng lưu
diễn” vì đi đến sân bãi nào thì… cỏ không thể mọc nổi do khán giả quá
đông.






NSƯT Út Bạch Lan năm 1960 (ảnh do ông Tăng Văn Trọng cung cấp)



Khán
giả say mê những vai diễn của Thành Được - Út Bạch Lan qua các vở
tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng
nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp Thành Bát Đa… Chính cuộc
tình thắm đượm nhân nghĩa trên sân khấu đã xe mối lương duyên để cả hai
trở thành đôi uyên ương ngoài đời.




NSƯT Út Bạch Lan viếng mộ cố NSƯT Thanh Nga (ảnh Thanh Hiệp)


Tôi
còn nhớ tại Đoàn Kim Chưởng, cuộc hôn nhân của Thành Được - Út Bạch Lan
có hôn thư giá thú, đàng trai được cô Bảy Phùng Há đứng chủ hôn, bên
đàng gái có bà bầu Kim Chưởng. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết
các ký giả kịch trường, soạn giả và NS tài danh đều được mời tham dự.


Đầu
năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát của bà Kim Chưởng để
về Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Cả hai tiếp tục tạo dấu ấn qua các
tuồng: Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17,
Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng... Khi
ấy, bóng dáng NS Thanh Nga đã xuất hiện trong cuộc tình của họ…






Cuộc
hội ngộ hiếm hoi của bộ ba: cố NS Ngọc Nuôi (vai Diệu), NS Thành Được
(vai Tùng) và NSƯT Út Bạch Lan (vai Hương) trong trích đoạn Nửa đời
hương phấn tại Nhà hàng Thành Được - San Jose năm 2005 (ảnh do MC Thanh
Tùng cung cấp)


 



Tình
duyên đào - kép thường đến rồi đi, sum vầy đó rồi lại chia biệt đó...
Theo tôi, không thể đổ lỗi do ai, vì ai, mà chỉ nên xét về mặt hiệu quả
của nghề hát. Cuộc tình Thành Được - Út Bạch Lan đã để lại cho đời nhiều
vai diễn hay, nhiều bài ca cổ bất hủ cùng năm tháng, bởi trong lời ca
dạt dào tình cảm có phần đời của chính họ.













Như em út trong nhà


Tôi thương Út Bạch Lan và Thành Được như em út trong nhà.


Khi
ở Đoàn Kim Chưởng, vì một lý do khách quan mà Thành Được phải ngồi tù
vì bị tòa tuyên vi phạm quy tắc hợp đồng với bà bầu. Tôi đã viết bài ca
cổ Đêm lạnh trong tù, sau đó Thành Được thu dĩa bán rất chạy. Còn soạn
giả Quy Sắc thì viết bài Xách cơm vô khám nuôi chồng, khán thính giả
nghe rất xúc động với giọng ca “sầu nữ” Út Bạch Lan…



Kỳ tới: Tri ngộ “Tư Ếch” Văn Hường









Tình
cờ, tôi phát hiện kép trẻ Văn Hường, nhận thấy sự tếu táo trong cách
ca, cộng thêm làn hơi lạ của anh. Tôi rỉ tai chủ hãng dĩa Hồng Hoa: “Mời
Văn Hường về hãng mình đi anh, tôi sẽ có cách làm cho anh ấy nổi
tiếng”…





NSND Viễn Châu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

WIDGET VÍ DỤ