Home » » KHÁNH LY

KHÁNH LY

Written By tâm tâm on Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012 | 15:22

Khánh Ly sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945, tên thật
là Nguyễn Thị Lệ Mai. Hiện cư ngụ tại Cerritos California, Hoa Kỳ. Phu
quân của Khánh Ly là cựu ký giả, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan.
Khánh Ly có 4 người con, 2 trai 2 gái, đều đã trưởng thành.



Năm 1954, lúc 9 tuổi - trước khi theo mẹ di cư vào Nam - trong một
Kermesse được tổ chức ở Hà Nội, Khánh Ly đã leo lên sân khấu tham dự
cuộc thi hát được dựng lên theo kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ. Ngày ấy,
bé Lệ Mai hát bài "Thơ Ngây" học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng
Bông, nhưng bé không được giải gì cả.



Cuối năm 1956, dù mới khoảng 11-12 tuổi nhưng với niềm đam mê ca hát có
được từ bé, một lần nữa Lệ Mai quyết định đi thi hát. Lệ Mai chuẩn bị
đến với cuộc thi quan trọng của mình bằng cuộc quá giang xe rau chở bắp
cải đi từ Đà Lạt về Sài Gòn để ghi danh dự buổi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng
do đài Pháp-Á tổ chức tại rạp Norodom. Em bé Lệ Mai hát bài "Ngày Trở
Về" của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau thần đồng Quốc Thắng.



Năm 1962, Khánh Ly thật sự bước vào cuộc đời ca hát của mình. Cô bắt đầu
trình diễn ở phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Khoảng cuối
năm 1962, Khánh Ly rời Sài Gòn lên hát cho một Night Club ở Đà Lạt và
cô ở lại đó suốt 6 năm.



Năm 1964, tại Đà Lạt, Khánh Ly gặp một người nhạc sĩ nghèo. Anh đến với
cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu
chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai
khác, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Rất nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị
Khánh Ly về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà
Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô,
không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp. Nhưng nếu tin vào
định mệnh thì cuộc gặp gỡ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tuy bình thản,
giản dị là thế song đã trở thành định mệnh của cuộc đời Khánh Ly, là
khoảnh khắc lịch sử không riêng của Khánh Ly mà còn của nền âm nhạc nước
nhà.



Bởi định mệnh nên đến năm 1967, như một sự tình cờ, Khánh Ly gặp lại
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn,
Sài Gòn, vào một buổi chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi
chiều trên đường phố Sài Gòn, tất cả đã bắt đầu. Ngay chiều ấy, trên
nền gạch đổ nát có một quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán
Văn. Ca sĩ Khánh Ly bắt đầu hát với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại đây.



Kể từ năm 1967, Khánh Ly chính thức đi hát với Trịnh Công Sơn. Khánh Ly
và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh viên
tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Saigon.
Qua giọng hát khàn đục và quyến rũ của Khánh Ly với những tình khúc và
ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn đã làm bàng hoàng ngây ngất cả một
thế hệ trẻ vào hai năm cuối của thập niên 60 và tiếp tục như thế ở những
năm đầu của thập niên 70, đánh dấu sự thành công tuyệt đỉnh vinh quang
của giòng nhạc Trịnh Công Sơn-tiếng hát Khánh Ly. Sau đó, họ tiếp tục
trình diễn khắp nơi trên đất nước Việt Nam và nhất là trong sân cỏ
trường đại học - nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay
"Nữ Hoàng Sân Cỏ".



Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều băng nhạc tại Sài Gòn,
thâu âm nhiều bài hát trong các cuộn băng của Chương trình Phạm Mạnh
Cương, Trung tâm Trường Sơn, Băng nhạc Sơn Ca, Hoạ Mi, Băng nhạc Jo
Marcel, ....



Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên
Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên
học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng
phát hành những cuốn băng nổi tiếng "Trịnh Công Sơn-Khánh Ly hát cho Quê
Hương Việt Nam".



Năm 1969, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được mời đi lưu diễn tại Âu Châu.
Khánh Ly là nữ ca sĩ Việt Nam đầu tiên trình diễn tại đây cũng như các
nước trên toàn cầu.



Cuối năm 1970, Khánh Ly trình diễn tại Hoa Kỳ, Gia-Nã-Đại và Nhật Bản.
Lúc bấy giờ, Nippon Columbia đã mời Khánh Ly trực tiếp cộng tác tại Nhật
Bản để trình diễn ở Osaka Fair. Khánh Ly đã thu vào đĩa vàng tại Nhật
hai nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn đó là "Diễm Xư" và "Ca Dao Mẹ" được
chuyển dịch sang tiếng Nhật. Tiếp tục cuộc "du ca" với cây đàn của Trịnh
Công Sơn, họ đã có những buổi trình diễn trong các trường đại học lớn.
Những buổi này, Khánh Ly trở thành "Nữ Hoàng có giọng ca nhừa nhựa".



Trong những lần trình diễn như thế, có khi kéo dài đén cả 4-5 giờ đồng
hồ, Khánh Ly đã hát say mê hơn 45 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để đáp
lại lời yêu cầu của giới thưởng ngoạn.



Năm 1970, ngọn lửa chiến tranh bắt đầu lan tràn khắp mọi nơi. Trịnh Công
Sơn đã viết lên những bản "Phản Chiến Ca" để nói lên niềm hy vọng cho
hoà bình, cho đất nước và con người Việt Nam. Với tâm huyết của một
Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Khánh Ly yêu quê hương như yêu đồng lúa
chín, và để chia sẻ nỗi niềm khao khát hoài bình, tự do chung cho cả một
dân tộc bằng những ca khúc đấu tranh đầy phẩn nộ "Khánh Ly hát cho Quê
Hương Việt Nam".



Ngoài ra, Khánh Ly còn đóng góp rất nhiều công sức trong việc trình diễn
của mình cho các hội đoàn, hội công giáo Việt Nam bằng những buổi ca
nhạc để gây dựng công quỹ cho các chương trình như: xây chùa, nhà thờ,
trại mồ côi, trại tị nạn ở khắp mọi nơi.



Năm 1972, Khánh Ly đã mở riêng cho mình một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.



Năm 1975, Khánh Ly cùng gia đình rời Việt Nam tìm tự do và định cư tại Hoa Kỳ, thành phố Cerritos, CA cho đến bây giờ.



Khánh Ly, tuy phải theo đời cơm áo, mai ra cùng phố xôn xao, bỏ lại
những yêu dấu tan theo nhưng Khánh Ly cũng không ngưng phát triển Kiếp
Cầm Ca. Trung tâm băng nhạc Khánh Ly đã thành lập, cho ra đời những đĩa
nhạc châu ngọc quý báu để đóng góp trong làng âm nhạc Việt Nam tại hải
ngoại. Khánh Ly Productions đã phát hành hơn 50 đĩa nhạc, 4 cuốn băng
video. Ngoài ra, Khánh Ly còn thu băng cho các trung tâm băng nhạc nổi
tiếng khác như Asia Productions, Thuý Nga Paris, Mây Productions,
..vv..vv.



Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia đã mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì
qua các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lần này, đĩa vàng được ấn
bản hơn 2 triệu đĩa tại Nhật.



Năm 1987, Khánh Ly một lần nữa đến thăm Nhật Bản và thực hiện một chương
trình cho Thuyền Nhân Vượt Biển "Boat People", qua nhiều nhạc phẩm khác
nhau, trong đó có bài "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" của Châu Đình An.



Năm 1988, Khánh Ly được mời đến Vatican cho một buổi lễ "Xưng danh 117
vị mục sư Việt Nam" và lần này niềm vinh dự lớn dành cho Khánh Ly, người
con ngoan đạo đã được gặp Đức Giáo Hoàng Pope John Paul đệ nhị.



Năm 1989, sau khi bức tường Bá Linh bị phá bỏ, Khánh Ly và bạn là ca sĩ
Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức.



Năm 1990, Khánh Ly là ca sĩ đầu tiên hát ở những quốc gia như Nga, Ba Lan và Tiệp Khắc, ...



Năm 1992, Khánh Ly được mời tới dự ngày Hội Thiếu Niên Thế Giới được tổ
chức ở Denver, Colorado. Khánh Ly đã trình diễn cho buổi thánh lễ trong
dịp này. Đây là lần thứ hai Khánh Ly được gặp Đức Giáo Hoàng Pope John
Paul đệ nhị và là niềm vinh dự lớn lao cho người con ngoan đạo như Khánh
Ly.



Năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong
10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh
Ly. Cuốn phim tài liệu này dài 50 phút, được đạo diễn bởi Hideo Kado.



Năm 1997, NKH chọn cuốn phim tài liệu cuộc đời Khánh Ly, người đầu tiên
trong 10 nhân vật nổi tiếng như Gandhi, Gucci, Martin Luther King Jr's
wife... đề chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản ngày 29 tháng 4 năm 1997.



Vào tháng 9 năm 1997, quyển sách về cuộc đời của Khánh Ly, dày 270
trang, viêt bằng tiếng Nhật được đài truyền hình NKH phát hành và bán
tại Nhật Bản.



Về phần mình, từ năm 1976, ngoài phần ca hát, Khánh Ly thường chia sẻ
tâm tình của cô với với khán-thính giả qua những bài viết hàng tuần đã
được đăng trên những tờ tạp chí quen thuộc ở hải ngoại như tờ Hồn Việt,
Thời Báo, Báo Mai, Văn Nghệ Tự Do, Văn Nghệ magazine...vv. Dù Khánh Ly
không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà báo nhưng trong giới văn bút, có
lẽ Khánh Ly được coi là người cầm bút "đột xuất" duyên dáng nhất. Những
bài viết "Bên Đời Hiu Quạnh" của cô viết về những vui buồn của đời nghệ
sĩ rất vui và rất dễ thương. Khánh Ly viết dễ dàng như Khánh Ly hát đã
đem đến cho người đọc một cảm giác thật nhẹ nhàng và thích thú.



Khánh Ly... đời vẫn hát...hát mãi cho người mua vui.



Cuối mùa Xuân năm 2001 - ngày 1 tháng 4, tại quê nhà, một người đã vĩnh
viễn ra đi. Ông ra đi để lại nỗi nhớ mênh mang cho bao người ở lại, để
lại gia tài nghệ thuật vô giá cho người, cho đời. Vậy mà, với một người,
một nửa đã mất đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời vào ngày 1 tháng 4
năm 2001. Hồn lìa khỏi xác người ta có còn sống được không. Bóng và Hình
chia lìa nhau như thế.



Khánh Ly bày tỏ nỗi đau thương, lòng biết ơn qua từng lời ca, giọng nói.
Bao năm rồi, những bài hát ấy chất chứa nhiều kỷ niệm của cô và nhạc
sĩ. Bất cứ nơi nào, buổi hát nào cô cũng hát bài nào đó của ông vậy mà
sao lời ca quen thuộc lại đứt quãng nửa chừng, "cổ họng bằng vàng" không
vượt qua nổi những cái nấc âm thầm, lặng lẽ....



Dẫu tuổi không còn trẻ, sức không còn dài như ngày xưa đã có, Khánh Ly
vẫn sống cùng những ngày tháng của mình bằng tình cảm chân thành, trân
quý, niềm tri ân với những người ơn, người bạn và với khán-thính giả
khắp nơi dành cho Khánh Ly tình yêu thương vô bờ bến. Ngày 27 tháng 9
năm 2003, Phố Xưa ra đời - cũng là một trong những điều như thế.



Khánh Ly... đời mãi hát... hát cho đời, cho người - hát với người, cùng người... mãi hát...







Nguồn : khanhly.net









Khánh Ly - 50 Năm Đời Vẫn Hát (1995)



Khánh Ly - Ai Trở Về Xứ Việt (2003)



Khánh Ly - Bài Tango Cho Em (1989) - [Thanh Lan 001]



Khánh Ly - Bên Đời Hiu Quạnh (1992)



Khánh Ly - Bên Ni Bên Nớ (1988)



Khánh Ly - Biển Nhớ (1991)



Khánh Ly - Boston Buồn (1988)



Khánh Ly - Ca Dao Mẹ (1992)



Khánh Ly - Ca Khúc Da Vàng I (1996)



Khánh Ly - Ca Khúc Da Vàng II (1997)



Khánh Ly - Ca Khúc Da Vàng III (1999)



Khánh Ly - Ca Khúc Da Vàng IV (2005)



Khánh Ly - Chưa Phai (2011)



Khánh Ly - Còn Tuổi Nào Cho Em (2003) - [Khánh Ly Productions] --> (Upload by tequila)



Khánh Ly - Diễm Xưa (Trước 1975) - [Hương Xưa 003]



Khánh Ly - Đời Cho Ta Thế (2000) - [Khánh Ly Productions]



Khánh Ly - Hạ Trắng (1989)



Khánh Ly - Hiên Cúc Vàng (1999)



Khánh Ly - Im Lặng Thở Dài (1992)



Khánh Ly - Lá Đổ Muôn Chiều (1995)



Khánh Ly - Một Cõi Đi Về (1992) - [Khánh Ly Productions]



Khánh Ly - Một Sớm Mai Về (2001)



Khánh Ly - Mưa Hồng (1989)



Khánh Ly - Nếu Có Yêu Tôi (2001)



Khánh Ly - Nguyệt Ca (1999)



Khánh Ly - Như Một Vết Thương (2009) --> Upload by danhnhan




Khánh Ly - Niệm Khúc Hoa Vàng (1989)



Khánh Ly - Nụ Cười Trăm Năm (2010) - [Khánh Ly Prod.]



Khánh Ly - Tango Tango (1988)



Khánh Ly - The Best Of (1991)



Khánh Ly - Thương Một Người (1990) - [Diễm Xưa 006]



Khánh Ly - Tình Ca Du Mục (Trước 1975) - [Hương Xưa 001]



Khánh Ly - Tình Khúc Trịnh Công Sơn (1974) - [Sơn Ca 7]



Khánh Ly - Tình Nhớ (1992) - [Khánh Ly Production]



Khánh Ly - Tình Thu Trên Cao (2000) - [Khánh Ly Production] (Upload by Tequila)



Khánh Ly - Trong Tay Anh Đêm Nay (1994) - [Thanh Lan 073] --> (Upload by tequila)



Khánh Ly - Tưởng Rằng Đã Quên (1991) - [Làng Văn 097]



Khánh Ly - Ướt Mi (1992) - [Làng Văn 105]



Khánh Ly - Vũ Nữ Thân Gầy, Tango Điên (1990) - [Khánh Ly Production]



Khánh Ly - Vũng Lầy Của Chúng Ta (1992)



Khánh Ly 1 - Cho Một Người Nằm Xuống (Trước 1975) - [Nhạc Vàng 08]



Khánh Ly 2 - Diễm Xưa (Trước 1975) - [Nhạc Vàng 27]



Khánh Ly, Elvis Phương - Giọt Nước Mắt Ngà (Trước 1975)



Khánh Ly, Elvis Phương - Niệm Khúc Cuối (1991) - [Mai Khanh 014]



Khánh Ly, Elvis Phương - Tình Hờ (1990) - [Làng Văn 034]



Khánh Ly, Elvis Phương - Xóa Tên Người Tình (1989) - [Làng Văn 030]



Khánh Ly, Hương Lan - Ai Trở Về Xứ Việt (1990) - [Làng Văn 170]



Khánh Ly, Lệ Thu - Cánh Hoa Duyên Kiếp - [Song Nguyễn 006]



Khánh Ly, Lệ Thu - Đêm Hạ Hồng (1993) - [Thanh Lan 006]



Khánh Ly, Lệ Thu - Như Cánh Vạc Bay (1988) - [Làng Văn 032]



Khánh Ly, Lệ Thu, Kim Anh - Lệ Đá (1991) - [Thúy Anh CD]



Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú - Tình Không Biên Giới (1994) - [Mai Khanh 022]



Khánh Ly, Sĩ Phú - Khối Tình Trương Chi (1985) - [Thanh Lan 013]



Khánh Ly, Trịnh Vĩnh Trinh - Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng (1993) - [Vĩnh Trinh 001]



Various Artists - Cho Thành Phố Mất Tên (1993) - [Thanh Lan 057]



Various Artists - Còn Tuổi Nào Cho Em (1990) - [Làng Văn 065]



Various Artists - Trái Sầu Đau, Tình Khúc Dạ Vũ (1985)



Various Artists - Tứ Quí (1990) - [Thúy Anh 030]


 


Khánh Ly công bố sự thật về “mối tình” với Trịnh Công Sơn



(nguoiduatin.vn) - Trong số những bóng hồng đi vào nhạc phẩm của Trịnh
Công Sơn không có Khánh Ly - người phụ nữ thân thiết, "một người bạn của
định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau". Nhưng Khánh Ly lại thấy trong tất
cả các ca khúc của Trịnh đều có bóng dáng của mình.



Có một thời, Trịnh sáng tác chỉ để Khánh Ly ca. Mười năm gắn bó "duyên
tình âm nhạc" để làm nên một "nữ hoàng chân đất", một Khánh Ly hát nhạc
Trịnh mãi về sau khó có giọng ca nào vượt qua...





Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ.



Giọng ca Đà Lạt thành... "nữ hoàng chân đất"



Nhớ về Trịnh, Khánh Ly tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị trong hộp đêm
Tulipe Rouge tại Đà Lạt. Thời gian ấy, nhiều người nói, Trịnh Công Sơn
đang đắm say với giọng hát Thanh Thuý "liêu trai" nhưng khi nghe giọng
hát Khánh Ly, ông đã bị hút hồn và tìm cách gặp chị. Những bạn bè của
Trịnh cũng từng xác nhận chuyện này, vào năm 1965 tại Đà Lạt mộng mơ,
Trịnh Công Sơn tình cờ nghe được giọng hát Khánh Ly. Ông biết ngay giọng
hát của cô ca sỹ này hợp với những bản nhạc của mình nên mời chị tham
gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và trở thành giọng
ca chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn.



Khi Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly, chị chưa nổi tiếng, đến cuối năm 1965,
họ có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn khoa với hàng ngàn
sinh viên và trí thức. Bằng chiếc đàn thùng đơn giản, Khánh Ly hát say
xưa những bài tự tình quê hương và thân phận con người đã làm đắm say
hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó. Cứ thế, những buổi biểu diễn liên
tiếp tại các trường đại học, các tụ điểm ca nhạc công cộng khiến Trịnh
Công Sơn và Khánh Ly trở thành hiện tượng âm nhạc, và trở thành thần
tượng của giới trẻ khi ấy.



Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát không công, không thù lao chủ
yếu cho khán giả trẻ nơi giảng đường của các trường đại học. Trịnh Công
Sơn dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng, giọng nói nhỏ nhẹ xứ Huế với
cuộc sống của một lãng tử. Khánh Ly khi hát đi chân đất, khiến khán giả
quen, yêu quý mà gọi chị là "nữ hoàng chân đất". Chị hát bằng cả tấm
lòng người nghệ sỹ yêu hết mình những giai điệu của nhạc Trịnh. Nhiều
văn nghệ sỹ khi ấy, coi họ là một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất
là nghệ thuật ca hát - mang lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể hiện sự
dấn thân.



Kể lại thời kỳ những năm 60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy,
Khánh Ly nói: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ
can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào.
Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến
ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy mình cực kỳ hạnh
phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của Trịnh Công
Sơn".



Hai người đi với nhau tạo thành hình ảnh "lứa đôi", một đôi trai gái
trong tình bạn trong sáng, hồn nhiên. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn tạo
thành một đôi bạn trẻ muốn phá vỡ quan niệm xưa cũ. Trong dư luận khi
ấy, không ít người tò mò, định kiến, nhưng Trịnh là người tiếng tăm mà
không tai tiếng, ngay từ thời đó, Trịnh khẳng định: "Tôi và Khánh Ly chỉ
là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn".



Bóng dáng ngập tràn nhưng không có... cuộc tình



Trong những tuyệt phẩm của Trịnh luôn có những bóng hồng, khi sâu sắc,
lúc thoáng qua như hư ảo. Nhưng những bóng hồng ấy vẫn gọi được thành
tên, gọi chung cho những cuộc tình đôi khi chỉ là chút tình nghệ sỹ đơn
phương hay nhè nhẹ như chút nắng cuối thu. Riêng Khánh Ly không có cuộc
tình với Trịnh Công Sơn, song định mệnh đã gắn kết hai người bằng tình
yêu ca hát. Khánh Ly giã từ Đà Lạt theo Trịnh Công Sơn về Sài Gòn khi
mới hơn 20 tuổi.





Ca sĩ Khánh Ly.



Nhiều người đã cho rằng trời sinh ra Khánh Ly để hát nhạc Trịnh Công
Sơn. Chị yêu thương Trịnh như một người bạn, một người anh, một người
thầy.... Đôi khi trước mặt những người khác, Trịnh vẫn la rầy Khánh Ly
như một cô học trò nhỏ. Khánh Ly cũng chỉ biết cười buồn.



Không duyên tình lứa đôi, nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gắn bó với
nhau bằng định mệnh. Hơn 17 năm, sau ngày Khánh Ly rời Việt Nam, họ gặp
lại nhau tại Canada. Đối diện với Trịnh, chị vẫn nhỏ bé như ngày xưa,
luôn yêu thương và kính trọng...



Mong ngày trở về



Mấy năm gần đây, những danh ca hải ngoại về nước biểu diễn ngày càng
nhiều, khán giả trong nước đã chờ sự trở về của Khánh Ly. Khi tôi có
cuộc trò chuyện với danh ca Thanh Tuyền và hỏi về đời sống của các ca sỹ
hải ngoại trước năm 1975, (nhất là Khánh Ly sao chưa về nước) chị nói:
"Khánh Ly đã 67 tuổi rồi, cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất
quê hương. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn". Trong cuộc trò chuyện với
tôi qua điện thoại, Khánh Ly cũng cho biết cuộc sống gia đình giờ đã
quá ổn định, các con đã trưởng thành và cũng mong ngày trở về.

Khánh Ly nhớ lại: "Chúng tôi ôm choàng lấy nhau, lúc này tôi mới cảm
nhận chúng tôi thật sự có nhau, không phải trong một giấc mơ kéo dài 17
năm. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi mới hiểu được.
Một cách nói ở bốn con mắt im lặng... Tất cả những điều cần nói, chính
là những điều không bao giờ nói bằng lời".



Họ đi dạo, im lặng bên trời Tây xa lạ mà cảm thấy gần gũi nhau như thuở
người từ Sài Gòn ra Huế thăm nhau. Khánh Ly đã chia sẻ về buổi gặp nhau
ấy: "Bao nhiêu ngày tháng đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ
thay đổi, tôi cũng thế. Cả hai không thắc mắc về đời sống của nhau bởi
30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những
giây phút ở bên anh và tôi nghĩ, anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu
có".



Với Trịnh Công Sơn, một điều chắc chắn bất cứ một người con gái nào đến
với ông, đem đến cho ông dù một chút tình vẫn được ông nâng niu đón
nhận. Còn riêng với Khánh Ly, ông coi đó là cuộc gặp gỡ của định mệnh
vĩnh viễn yêu thương nhau. Một người hát cho một thời vừa lãng mạn vừa
đau thương trong chiến tranh - hay nhất. Cảm nhận điều ấy, Khánh Ly luôn
khẳng định ở họ là "mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là
những tình cảm đời thường".



Mười năm bên cạnh Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã gắn với tên tuổi của Trịnh
đến nỗi không thể tách rời. Khánh Ly vẫn nói: "Tuy không có một ca khúc
nào của Trịnh Công Sơn viết riêng cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng
hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn đều được viết cho Khánh Ly".
Cũng có lẽ vì thế, Khánh Ly là một trong số những người hiểu rất rõ ca
từ, cũng như tâm ý phần lớn ca khúc của Trịnh.



Sau năm 1975, Khánh Ly ra hải ngoại, đi khắp thế giới với nghiệp cầm ca
nhưng không bao giờ chị rời bỏ tên Trịnh Công Sơn bên cạnh cuộc đời của
mình. Ngày 1/4/2001, khi Trịnh Công Sơn nằm xuống, Khánh Ly đã từng nói
rằng: “Tôi đã chết nửa cuộc đời theo Trịnh Công Sơn!”.



Cuộc điện thoại nửa vòng trái đất nghe Khánh Ly mở lòng về sự "thành nhân" và "thành danh"



Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai sinh năm 1945 tại Hà Nội. Từ nhỏ
chị theo gia đình vào sinh sống tại Đà Lạt và hiện đang sống tại Mỹ.
Cách nhau nửa vòng trái đất, tôi gọi điện cho Khánh Ly khi ấy ở Việt Nam
đã gần trưa cũng là lúc gần khuya của giờ Mỹ ngày hôm trước. Giọng nói
truyền cảm của Khánh Ly, qua điện thoại rõ ràng, không khác là bao khi
chị cất giọng hát trên sân khấu. Tôi hỏi thăm sức khoẻ, Khánh Ly cho
biết, chị vẫn tham gia những chương trình ca nhạc ở hải ngoại. "Dù đã có
tuổi, nhưng khán giả vẫn thương, mỗi tuần Khánh Ly vẫn nhận show và đi
diễn khắp nơi như ở Mỹ, châu úc, châu Âu. Chương trình gần nhất, Khánh
Ly sẽ đi hát cho kiều bào ở Thái Lan", Khánh Ly cho biết. Khánh Ly cũng
chia sẻ, trong những chương trình chị biểu diễn khán giả vẫn muốn được
nghe những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Mỗi lần cất lên lời ca của nhạc
Trịnh, cho dù ông đã đi xa, Khánh Ly thể hiện như một tấm lòng tri ân
với người mà "từ ông tôi thành danh và quan trọng hơn cả là tôi được
thành nhân", chị nói.





Vương Hà

HDVietnam



TÙY BÚT KHÁNH LY






Tùy bút Khánh Ly









Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của
ca sĩ Hải Ngoại và Việt Nam lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp
như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca
sĩ…. Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi
nơi, mọi phía. Không có biên giới…. Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ
nào người hát lại bị loại ra ngoài. Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong
hay ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người
cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương.



Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong nước dường như không có một
khái niệm nào về nghệ thuật và quá trình của lớp người đi trước họ cả
một phần tư thế kỷ. Và cũng không ai nói cho họ nghe về một thời bình
an, đẹp đẽ của sân khấu Miền Nam, trước mùa Xuân 75.



Chúng tôi, lớp người đã được quần chúng chấp nhận trước 75, thật sự đã
trải qua bao nhiêu khó khăn, bằng chính năng khiếu của mình. Chỉ có một
ít may mắn đủ trình độ văn hoá Đại học và tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc
như Hoàng Oanh, Thanh Lan, Đức Huy, Quỳnh Giao, Mai Hương…. Còn lại, đa
số chỉ đến Trung học, chưa bao giờ bước chân vào Quốc Gia Âm Nhạc. Lên
sân khấu, với năng khiếu Trời cho và may mắn được chấp nhận.

Thời đó, ca sĩ rất ít và không phải bất cứ ai bước lên sân khấu, là đều
được coi là ca sĩ…. Quần chúng phải chấp nhận. Các ca sĩ phải chấp nhận.
Các trung tâm thâu băng, đĩa phải chấp nhận. Các đài phát thanh phải
chấp nhận, chúng tôi mới có được… tạm coi như là ca sĩ và vẫn nằm trong
sự kiểm soát, nghe ngóng, chăm sóc của các Trung Tâm mà trung gian là
nhạc sĩ. Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó

mới 15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với “Chuyện Một Chiếc
Cầu Gảy” Hoàng Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền
của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến
bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh
với Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn. Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”. Chị Lệ Thu
với Ngậm Ngùi và cô Thái Thanh gần như “độc quyền” nhạc Phạm Duy. Không
ai có thể thay thế ai.

Vì sao thế, vì thời đó, các nhạc sĩ… đo ni may áo cho ca sĩ. Không thể
trật đi đâu được và vì thế, bài hát làm nên ca sĩ. Trúng một cái, cả
nhạc sĩ lẫn ca sĩ đều như sóng dội. Thời đó nhạc sĩ nhiều hơn ca
sĩ.Ngoài công việc chính, họ chỉ chú tâm sáng tác và chọn những giọng
hát hợp với bài hát. Phần chúng tôi, mỗi người có một chất giọng riêng.
Nghe là biết ai ngay. Chúng tôi đủ thông minh để không giẫm chân người
khác.



Năm 69, ông Thiêng, ông Quân có 2 bài… hai bài này chỉ có Khánh Ly, đó
là “Kinh Khổ” và “Trên Hoang Tàn Đổ Nát”…. Ông Minh Bằng giao cho
tôi…“Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ”. Kim Loan với “Căn Nhà Ngoại Ô”.
Giao Linh với “Những Đóm Mắt Hoả Châu”. Phương Hồng Quế có bài “Giờ Này
Anh Ở Đâu”. Mai Lệ Huyền và Hùng Cường có một loại nhạc riêng, quen gọi
là nhạc kích động. Chỉ hát một nơi với bài “Mùa Thu Cho Em”, Xuân Sơn đã
làm bao người điêu đứng, chưa kể đến bài “Trăng Sáng Vườn Chè”- dẫu sau
này Ái Vân dựng lại bằng nhạc cảnh cũng không làm người nghe quên nổi
Xuân Sơn. Carol Kim hát “Hãy Khóc Đi Em”. Ông Sơn bảo… chỉ có Carol Kim
hát bài đó trội nhất…Duy Quang trình làng “Thà Như Giọt Mưa”. Elvis
Phương bài “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”… Còn ông Chế Linh thì bài nào
vào tay ông là lập tức trở thành của ông.

10 năm đầu, tôi chỉ nhận được 2 bài hát của ông Sơn “Em Còn Nhớ Hay Em
Đã Quên”, “Một Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”. Cả hai đều bị giam, cấm phổ
biến. Dĩ nhiên tác giả cũng không thể ngồi yên. Lý do đơn giản thôi…
viết cho KL.



Mấy năm sau đó, một bài hát nữa cũng của T.C.S bị dập, bài “Nhớ Mùa Thu
Hà Nội”… cũng lại vì KL. Tôi nhận được bài hát từ những người vượt biển.
Cũng khoảng thời gian đó, từ Pháp gởi qua cho tôi một số bài hát ký tên
Hồng Ngọc,trong số đó có bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”. Thực tế bài
hát đó có tựa nguyên thuỷ là “Nước Mắt Cho Sài Gòn”. Ông Võ Văn Ái đã
đổi tựa và viết thêm lời hai, Hồng Ngọc là bút hiệu của Nguyễn Đình
Toàn, và trong bài viết có câu“đâu rộn rang giọng hát Khánh Ly”.

Nhưng phải nói rõ, ngay từ những ngày mới tới Mỹ, khi mà mọi người còn
bị chia ra, sống riêng lẻ mỗi người một nơi, khó có thể tìm ra nhau từ
những trang trại rộng lớn, nằm khuất sau những dãy núi cao mà ngay khi
chạy qua trên các xa lộ, chúng ta không thể nhìn thấy được, “Sàigòn Ơi
Vĩnh Biệt” của Nam Lộc đã được viết trong thời gian đó. Một ca khúc đơn
giản xuất phát từ nỗi lòng của một người vừa rời xa quê hương.

Không cầu kỳ văn hoa chải chuốt nhưng rất thật thà nói lên sự tiếc
thương, nỗi đau xót và mơ ước ngày trở về, cho dẫu đã nói lên lời vĩnh
biệt.Đức Huy trình làng “Đường Xa Ướt Mưa” năm 1979 cùng lúc với Tùng
Giang “Tôi Với Trời Bơ Vơ” và Nam Lộc “Người Di Tản Buồn”. Linh Giang
“Tôi Muốn”. Phạm Duy “Nguyên Vẹn Hình Hài”, Hoàng Quốc Bảo “Mưa Trên
Thành Phố Cũ”, Nguyễn Đức Nam với “Buồn Tháng Mưa”… trong khi đó nhạc
Vàng ở VN bị xoá sổ.

“Rơi Lệ Ru Người” viết từ năm 75 (khi nghe tin tôi chết trên biển) phải
chờ đến năm 1992 khi gặp ở Canada, ông Sơn mới chép in cho tôi bài đó.



Giữa thập niên 80, một số ca sĩ ở VN mới được phép hát lại, nhưng vẫn
chỉ loanh quanh ở những tỉnh nhỏ. Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân từ Nhật Ngân
lập đoàn gồm Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Lan… bữa đói, bữa no, ngủ
đình, ngủ chợ, mong được hát cho nhiều hơn là kiếm miếng ăn dẫu rằng ai
cũng đói. Nhã Phương và Bảo Yến nổi lên, rồi Ngọc Bích, Thanh Lan ở tù
liên miên vì tội vượt biên. Nhưng một số ca sĩ may mắn hơn Thanh

Lan là Lệ Thu, Ngọc Minh, Hoàng Thi Thao, Lê Uyên và Phương đã đi được.
Thanh Tuyền, Giao Linh, Chế Linh cũng thoát. Vài năm sau đó có Thái
Thanh đến Mỹ. Như thế, lớp ca sĩ cũ của chúng tôi còn ở VN là Hồng Vân,
Lan Ngọc, Nhật Thiên Lan, Mộng Xuân Lan, Ngân Hà, Giang Tử, Anh Khoa… và
rất nhiều nhạc sĩ.



Sau thời VN tưng bừng “mở cửa” rồi tưng bừng “khép lại”. Bài tình ca đầu
tiên được viết ở trong nước, ra Hải Ngoại và lọt vào lỗ tai tôi là bài
“Giọt Nắng Bên Thềm” rồi bài “Em Ơi Hà Nội Phố”, bài này, trong nước coi
như… rửa mặt cho Hà Nội sau mấy chục năm. Và từ đó trở đi, nhạc tình
được viết với tốc độ khá nhanh bởi những tác giả trẻ và xa

lạ – ngoại trừ Quốc Dũng, Bảo Chấn và Bảo Phúc tung ra Hải Ngoại những
khuôn mặt lạ, trẻ và một kiểu hát như nhau, chất giọng như nhau, đến nỗi
có đôi khi chợt nghe, tôi không thể phân biệt ai là ai. Tôi không nghĩ
những bài hát được sáng tác ở trong nước là dở – có lẽ tại tôi bảo thủ
quá chăng – nhưng với một thành phần nhạc sĩ đông đảo, sáng tác lien tục
không ngưng nghỉ trong một môi trường thuận tiện, rộng lớn – 70 triệu
người nghe. Nói thật lòng, tôi chỉ nghe được “Giọt Nắng Bên Thềm”, “Em
Ơi Hà Nội Phố”, “Thuyền Và Biển”, “Phượng Hồng”, “Hà Nội Mùa Vắng Những
Cơn Mưa”, “Tháng Tám Mùa Thu”, “Quê Hương”. Và chỉ có như thế (tôi không
nói vềnhạc T.C.S). Những bài hát khác không hề ở lại trong đầu tôi. Nó
có một chút gì của Mỹ. Một chút gì của Nhật. Một

chút gì của Tầu. Một chút gì của Đại Hàn.Một chút gì của Thái. Tất cả có
chung một lối hoà âm.Khoảng trong 2 năm đầu khi những bài hát ở VN tràn
ra Hải Ngoại, nhiều người điên cuồng tìm mua nghe, tưởng như nhạc trong
nước đã đè bẹp, giết chết nhạc Hải Ngoại phá nát thị trường băng nhạc ở
đây. Bạn bè xôn xao hỏi. Tôi nói không bi quan cũng không chủ quan… rồi
cũng qua nhanh như lửa rơm… Chỉ đơn thuần là ý nghĩ của tôi

với những bài hát viết từ trong nước tôi đã nghe không phải một lần.

Vả lại trong số những tác giả trẻ, có người tôi biết trước năm 75. Các
trung tâm cũng xôn xao. Tại sao thế nhỉ… Có nhiều TT ở đây phát hành
băng đĩa VN cơ mà. Họ bán 10 đồng 3 cuốn CD rồi 10 đồng 4 cuốn.

Nếu CD của chúng tôi bị in giả tại VN lan tràn từ Nam ra Bắc, từ hàng
thịt chó tới hang bún chả, đến phòng tắm hơi, đến những quán karaoke. Từ
taxi đến xe đò thì tại sao ở đây không? Một cuốn master thực hiện ở VN
giá thành không bao nhiêu và khi được tung ra thị trường thì lại không
chỉ dành cho một TT nào mà là cho cả chục người, rồi ai muốn bán kiểu
nào, giá nào thì bán.



Bà con mình vốn tính luôn thích của lạ. Lạ mà rẻ, ai lại bỏ qua nhất là
nó lại mới lại lạ (như mấy ông chồng bị ăn mãi cơm nhà, quà vợ, nay bỗng
thấy người lạ, dẫu không đẹp, cũng vẫn thèm). Bèn mua về nhà ngay –
giống phong trào phim bộ năm nào – và mê ngay. Có lạ gì đâu, 27 năm nằm
gai nếm mật xứ người, nghe chừng đó ca sĩ, thuộc mặt từng người, coi bộ
cũng… mệt mỏi rồi.



Thích là phải. Đương nhiên thôi. Bao lâu thì chưa biết nhưng cứ thích,
cứ mua cái đã. Thị hiếu của quần chúng đối với một thị trường lạ, tưởng
không cần phải bàn ra tán vào, dài dòng, mất thì giờ. Hai năm trôi qua –
như tình yêu vậy, không còn gì mới lạ nữa. Những bài hát theo gió cuốn
đi.



Sau mùa Xuân năm 75, đồn rằng tất cả nhạc vàng đều bị thiêu huỷ, ai giữ
trong nhà như giữ đồ quốc cấm. Sách, truyện cũng cùng chung số phận.
Phim ảnh dù bị hủy hoại cũng còn những bản phụ ở nước ngoài. Mọi người
bị lùa đi học tập cải tạo không hứa hẹn ngày trở về. Ca nhạc sĩ bắt buộc
phải trình diện gọi là bồi dưỡng chính trị. Những tà áo xanh, đỏ rực rỡ
bỗng nhiên biến mất, chỉ còn quần đen áo cánh trắng hoặc nâu cho đúng
với tôn chỉ cách mạng. Bao nhiêu khuôn mặt xinh đẹp, nổi tiếng của Sài
Gòn nay e dè nhìn nhau như thăm hỏi… Họ nói cái gì thế nhỉ… Người nói cứ
nói, người ngồi nghe như vịt nghe sấm, lòng thì cứ như đi đẩu, đi đâu.
Nghĩ đến bạn bè ai đi thoát, ai kẹt lại… cái gì đã xảy ra cho SàiGòn…
cái người đang giảng giải cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội kia là ai, ở đâu
ra thế… tất cả bàng hoàng hoặc lo âu. Lo cho mình thì ít, cho gia đình
thì nhiều bởi đa số ca nhạc sĩ đều có con em cha chồng là quân nhân, là
có… nợ máu với nhân dân. Đã gọi là nợ thì phải trả nhưng trả thế nào
đây?Thật ra thì các ca nhạc sĩ không bị đày ải quá lâu với những chương
trình bồi dưỡng chính trị. Họ khổ vì bị cấm

hát. Suốt mấy năm trời cả miền Nam đều phải nghe một loại nhạc, một kiểu
hát cùng một giọng giống nhau. Những bài hát của miền Bắc mà dân Sàigòn
phải nghe đã được sáng tác lâu rồi, giờ mới có dịp tung ra.Chỉ một loạt
bài đó thôi sau năm 75, hầu như nhạc sĩ miền Bắc không viết loại nhạc
ấy nữa vì người Sàigòn không muốn nghe. Nghe

không vô cũng như họ phải chịu đựng những bảng hiệu tên đường ngô nghê,
buồn cười, chẳng ra làm sao…đường Nguyễn Văn Bánh, đường Võ Thị Sáu…
những người là ai… Khai quốc công thần của nhà Nguyễn chăng…

Những bài hát cứ ồm ồm tra tấn lỗ tai người Sàigòn. Những con đường cũ
làm cho người ta… khi hẹn nhau, ta lạc lối tìm… chắc cũng họp hành dữ
lắm. Nghị quyết này, nghị quyết kia…tôi thấy thế này, tôi thấy thế nọ
vân vân. Thanh Lan thành tích vượt biên nhiều quá. Cấm. Hồng Vân, Lan
Ngọc tàn tích cũ. Cấm. Thế nhưng các tiếng hát miền Bắc lại không được
Sàigòn chấp nhận. Bảo Yến và Nhã Phương lên tiếng đánh bạt các giọng ca…
có dấm càng them chanh… Ngọc Bích cũng lên tiếng mạnh mẽ lẫy lừng một
thời, cô là con gái của nghệ sĩ Ngọc Hùng, Ngọc Nuôi. Cô đã từng là
giọng ca chính của ban nhạc The Crazy Dogs thì đương nhiên cô phải nổi
bật.



Nhà nước cũng cho mời các nghệ sĩ nổi danh cũ, cho phép thành lập đoàn
hát. Cho tập dượt tại nhà hàng Queen Bee. Có ban nhạc Shortguns, ông Lê
Uyên Phương có Thái Thanh… Tập cho đã đến chừng phúc khảo ra mắt các
quan to sừng dài thì… không đủ tiêu chuẩn (ông Lê Uyên Phương kể lại)
thật cay đắng cho những tên mối lớn ở Saigòn. Ông Trịnh Công Sơn đi thực
tập, học trồng sắn, trồng lúa, nuôi heo, ông đi theo con trâu

ông chủ nhà tốt bụng cho mượn… tôi thấy chú tội nghiệp tôi thương, nơi
đó là cả một bãi mìn, ngày mô cũng có người chết, chừ tôi cho chú mượn
con trâu, chú cưỡi theo chân nó mà đi… Thời gian này, ông sáng tác bài
“Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”… Mình cứ vừa cày ruộng, trồng khoai vừa
hát cho mình nghe – có thế mới sống nổi chứ. Ấy thế mà bài hát bị cấm…
Đất nước thống nhất rồi, anh không đủ vui hay sau mà phải tự chọn cho
mình một niềm vui?Sau khi đã giữ chân mấy trăm ngàn người trong trại cải

tạo. Làm bà con ta điêu đứng sau mấy đợt đổi tiền. Nhạc tình bắt đầu
ngoi ngóp bằng những bài hát. Nửa mùa, quốc không quốc, cộng không ra
cộng.



Loại nhạc thăm dò dư luận cấp lãnh đạo. Cửa đã hé mở đón Việt kiều hồi
hộp về thăm dân cho biết sự tình. Thanh Lan vượt biển hoài mà đường đi
không đến bèn leo lên sân khấu hát lại. Cẩm Vân hừng sáng với giọng
trầm, ấm áp, rõ ràng. Hồng Hạnh giọng mỏng hơn nhưng xinh đẹp, song
nghiệp hát không lâu dài. Các ca sĩ được chú ý vẫn là Nhã Phương, Bảo
Yến, Cẩm Vân, thỉnh thoảng mới có đề cập đến Lan Ngọc, Hồng Vân, Anh

Khoa. Nhạc sĩ Duy Hải qua đời, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang qua đời trong
tù. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gần như đóng cửa ở ẩn, không cộng tác với đoàn
hát nào. Cô Thái Thanh, nhạc sĩ Hoài Trung bị cấm hát vĩnh viễn sau cái
buổi phúc khảo tại nhà hàng Queen Bee. Một thời gian ngắn sau đó, nhạc
sĩ Hoài Bắc vượt biên, nhạc sĩ Văn Phụng, cô Châu Hà cũng đi thoát…. Bài
“Quê Hương” là bài tôi thích, bài “Thuyền Và Biển” do Cao Minh hát.
Đùng một cái tôi thấy bà con trong và ngoài nước đua nhau hát… bằng lòng
đi em… về với quê anh… nghe cũng có vẻ mời gọi lắm nhưng với tôi, nó có
vẻ quê quê thế nào ấy. Bài “Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ” ấy thế mà tôi lại nghe
được. Thì ra “Thuyền Và Biển” thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu. “Ở
Hai Đầu Nỗi Nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả bài “Dư Âm” ngày
xưa…. Rồi sau đó là bông điên điển, là rau đắng, rau ngọt, rau mồng tơi.
Lá sầu riêng, chôm chôm… thì thề… đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh… Quê hương
nếu ai không nhớ,sẽ không lớn nổi thành người. Tôi nghe mà còn khóc thì
bảo sao bà con không đổ xô đi mua, không đè xấp, đè ngữa nhau giành chỗ
trên những chuyến bay đi tìm những chùm khế ngọt. Đi để… thành người.



Sau đợt Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Ngọc Bích, Nhã Phương, Bảo Yến là những Mỹ
Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Thu Hà, Trần Thu Hà là những
ca sĩ, nghe nói có được đào tạo trường lớp hẳn hòi và những ca sĩ này
sáng tạo ra một lối hát giống nhau nhưng không giống ai.



Không giống ai là điều tốt bởi mỗi người phải có cái riêng của mình như
các lớp ca sĩ trước. Thanh Tuyền cất tiếng hát là biết ngay Thanh Tuyền.
Lệ Thu vừa… nắng chia nửa bãi…. thì đó là Lệ Thu … Em tan trường về,
anh theo Ngọ về….là cô Thái Thanh. Bang bang, em bắn ngay anh… là Thanh
Lan. Những ca sĩ không qua một trường đào tạo nào, họ qua… trường đời và
họ có cá tính, có cái chất giọng riêng để phù hợp với các bài hát các
nhạc sĩ viết riêng cho họ. Tôi thường hay bị… đố nhạc… Đố chị biết ai
hát đấy… và bao giờ tôi cũng thua vì cùng trường, cùng thầy, cùng một
cách đào luyện ca sĩ trẻ ở VN hát giống nhau. Bốn năm người hát mà nghe
như chỉ một người. Trường lớp có cái hay mà cũng có cái dở và cái sai
lại quá lớn. Chẳng còn biết ai là ai mặc dù họ hát vững, kỹ thuật cao,
chất giọng tốt và khoẻ nhưng mà ai mới được chứ. Cái… là ai… mới quan
trọng. Theo trường lớp để biết kỹ thuật trình diễn, học hát để biết cách
hát, biết cách ngân, biết cách lấy hơi chỗ nào, biết cách nhưng sao cho
đúng đó là chưa nói đến vấn đề thầm âm.



Người ca sĩ phải có cái lỗ tai tốt, nghe nhạc mới chính xác, bát cũng bị
chênh. Một người ca sĩ, ngoài tiếng hát nếu biết rõ về nhạc lý thì càng
tốt, tốt lắm lắm (nếu không, trường nhạc mở ra để làm gì) như các chị
Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao và bác sĩ Bích Liên.



Âm nhạc và nhất là các ca sĩ trình diễn không thể bị đóng khung bởi
những điều trường lớp dạy. Khi đã có căn bản, phải tự mình tìm cho mình
lối trình diễn riêng và sử dụng tiếng hát của mình theo lối riêng lợi
điểm của các anh chị không giỏi nhạc… như tôi chẳng hạn. Ngoài các thầy
cô ở trường, khi ra tranh đua với đời, ta cũng nên tìm một người thầy
hướng dẫn cho mình con đường nào tốt nhất. Đôi khi người thầy đó không
giỏi nhạc nhưng họ có cái lỗ tai của người nghe, cái nhìn xa trông rộng
giúp cho ca sĩ chọn đúng bài, cách trình diễn và cách hát.

Người thông minh có thể không cần ai giúp vẫn tìm được cho mình một
đường riêng, tuy nhiên điều này hơi hiếm. Phần lớn, các ca sĩ sau khi
tốt nghiệp thường tự cho mình là giỏi, không cần ai nữa. Điều này thì
nhiều.



Tôi viết những cảm nghĩ của một người nghe nhạc chứ không phải của một
ca sĩ có 40 năm trên sân khấu. Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng mênh mang
khi cứ tình cờ phải nghe… nghèo 1 rồi nghèo 2 (đến nghèo 3 là sạt
nghiệp)… Chim sáo ngày xưa 1, rồi chắc chim còn bay nên lại… chim sáo
ngày xưa 2, (nếu không có chim 3 thì có nghĩa con chim này đã nằm trên
đĩa). Chim này bắt chước chim đa đa,chim đa đa… đi mất thì đừng

trách chim. Tôi nghe ông Song Ngọc hát… ngày chị sinh ứ…ư trời cho tôi
làm thơ…ứ ư nhưng chữ ứ… ư này tôi không dám viết ra sợ bà con mắng.

Tôi nghe bạn bè bảo bài…Nếu anh nói yêu em là thật ra anh đang dối lòng…
là lời của một bản nhạc Mỹ nhưng tôi chưa nghe,không dám bàn tới, tuy
nhiên, đó là một bài hát thành công của Bảo Chấn. Trần Tiến tướng tá bậm
trợn, to như một đô vật nhưng lại thương cho một lá Diêu Bông, lại
thương cho tóc gió thôi bay, lại làm riêng một bài hát về ông TCS. Nhìn
ông TCS ngồi cạnh Trần Tiến, tôi nghĩ, đúng là…ở hai đầu nỗi nhớ….Thì cứ
cho là vì sống xa quê hương vì sự sống, các nhạc sĩ ở Hải Ngoại cạn
hứng không có sáng tác nào đáng kể. Điều đó lầm. Ông Lê Minh Hằng đó
chi. Ông Tuấn Khanh đó chi. Nghe “Nỗi Niềm”, “Nhạt Nhoà” mà không ngây
ngất sao, nghe “Dĩ Vãng” của TNS mà không ngẩn ngơ sao. Nghe “Người Di
Tản Buồn” của Nam Lộc mà không chảy nước mắt sao. Nghe “Có Những Niềm
Riêng” của Lê Tín Hương mà không ngậm ngùi sao. Nghe “Tôi Muốn Hỏi Vì
Sao” của Diệu Hương mà không thương cảm sao. Nghe “Anh Đã Ngủ Yên Trên
Quê Hương” của Trần Duy Đức mà không thấy lòng ??? ??? sao. Nghe“Đêm

Nhớ Về Sài Gòn”, “Một Ngày Việt Nam – Những Bước Chân Việt Nam”, “Cám Ơn
Anh”, “Cờ Bay Trên Phố Bolsa” của TrầmTử Thiêng mà không thấy xót xa
sao. Nghe đi. Nghe “Ta Hát Tình Thương Về Biển Đông” của Trúc Hồ – Trầm
Tử Thiêng để thấy tấm lòng VN ở Hải Ngoại lớn lao, bao dung và nhân hậu
biết bao nhiêu. Nhạc hay là nhạc đến rồi ở lại trong lòng chúng ta. Ở
đây, mọi người cần phẩm,không cần lượng. Đối với người nghe nhạc như
tôi, nhạc thế mới xứng đáng gọi là nhạc phẩm.



Việt Nam trên 70 triệu người, có bao nhiêu nhạc sĩ sáng tác và những bài
hát của họ giờ đi về đâu. Nhà nước vốn kỵ nhạc vàng, đốt sạch hết nhạc
vàng năm 75 sao giờ đây lại cho… chim bay tùm lum, lại than nghèo chí
chạp, lại khuyến khích nhạc sĩ lấy nhạc Thái Lan,Hồng Kông, Đại Hàn,
Nhật Bản… viết lời Việt làm thành của mình, toàn những lời thương mây
khóc gió, yêu thương vung vít. Tuổi trẻ VN bây giờ được quyền… bỏ học đi
hát karaoke, không cần thi vẫn đậu. Cả nước được quyền xem phim bộ và
nghe nhạc vàng… Là tại sao?



Nếu bây giờ có ai hỏi tôi rằng tuổi trẻ VN ở Hải Ngoại làm gì. Xin thưa…
chúng nó đang ngồi trong thư viện. Tuổi trẻ ở trong nước đang làm gì.
Xin thưa… chúng đang hát karaoke. Dĩ nhiên không phải các em nhỏ ở đây
đều ở trong thư viện còn các em ở VN đi hát, hoặc đi chích hoặc ra
trường rồi nhưng đang đi lang thang xin việc làm. Cái gì cũng

có mặt trái của nó. Vì các anh chê chúng tôi nên nói…chơi cho vui.

Nhạc các anh làm ra, bên này bán tự do 10 đô 4 cuốn, đổ đống ra, tha hồ
mà lựa. Rồi 10 đồng 5 cuốn, mua về nghe không hay, không thích. Dụt. Coi
như mất 2 tô phở.Nhạc của chúng tôi lọt được về VN thật là thiên nan
vạn nan, bài nào không có lợi, chủ tiệm băng bèn cắt, bỏ vào đó một bài
khác. Bìa băng và tựa băng đổi luôn và như thế, làm sao người nghe có
thể nghe được bài hát có giá trị. Các anh chơi như thế là không công
bằng, không fair, hoặc là các anh… rét, không muốn phổ biến những bài
hát đó. Ở Hải Ngoại chúng tôi có một dúm người, các anh có hơn 70 triệu
dân.



Tôi mơ ước được nghe lại những sáng tác đầy sáng tạo và đẹp đẽ của các
nhạc sĩ ở trong nước cũng như chúng tôi ưu ái tiếng hát của các ca sĩ ở
Việt Nam.



Khánh Ly

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

WIDGET VÍ DỤ