Home » » GIAO LINH

GIAO LINH

Written By tâm tâm on Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012 | 15:15

Nghệ sĩ Giao Linh phía sau ánh đèn sân khấu



(Nguoiduatin.vn) - Giao Linh được biết đến với biệt danh “nữ hoàng sầu
muộn” vì chị thường hát các bản nhạc buồn, da diết và khi biểu diễn hiếm
khi nào thấy chị cười. Thế nhưng, bên ngoài sân khấu, Giao Linh lại rất
hay cười, vì quan điểm sống của chị là đã sống phải vui vẻ, thoải mái.



Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ thích "bám váy mẹ"

“Nhiều người đi hát không đáng được gọi là ca sĩ”

Có lẽ cũng nhờ nụ cười ấy mà giờ đã hơn 60 rồi nhưng chị vẫn giữ được làn da căng, sự tươi trẻ trong nụ cười, ánh mắt.





Giao Linh được biết đến với biệt danh “nữ hoàng sầu muộn”. Ảnh: Internet



Mối kỳ duyên của “nữ hoàng sầu muộn”



Giao Linh là một trong số những nghệ sĩ được cấp phép về Việt Nam biểu
diễn sớm nhất. Chị đã có chục năm đứng trên sân khấu quê nhà, cái tên đã
quen thuộc với mọi khán giả xa gần. Trước đây, Giao Linh còn từng mở
một quán phở tại Sài Gòn, nhưng vì điều kiện khó khăn để quản lý nên chị
đành thôi kinh doanh và chuyên tâm đi hát. Mấy chục năm trường đi hát,
niềm hạnh phúc lớn lao nhất của Giao Linh là giờ này chị vẫn còn được
đứng trên sân khấu, được yêu mến.



Giao Linh bắt đầu học nhạc từ năm lên 9 tuổi và năm 16 tuổi, tài năng
của chị được phát hiện trong một cuộc thi hát ở Sài Gòn tại một trung
tâm nhạc nổi tiếng - nơi đã phát hiện và phát triển nhiều tài năng nhạc
Việt. Chị đã vinh dự đoạt Huy chương vàng trong cuộc thi đó. Từ khi được
phát hiện đến khi tỏa sáng là quãng thời gian rất ngắn, Giao Linh gây
ấn tượng trên sân khấu không chỉ bởi giọng hát trầm buồn, day dứt mà còn
bởi vẻ mặt lạnh buồn.



Thực tình, ngày đó, cô bé Giao Linh không cười khi bước lên sân khấu chỉ
vì một nỗi là cô nghĩ mình hát nhạc buồn mà lại cười thì thành… buồn
cười, nên cô luôn giữ nét mặt nghiêm nghị cho phù hợp với nhạc phẩm mình
trình bày. Biệt danh “Nữ hoàng sầu muộn” có từ khi đó. Nhưng sau những
giây phút trên sân khấu, trở lại cuộc sống bình thường thì Giao Linh lại
rất vui vẻ. Trong suốt một thời gian dài khi ở Việt Nam, Giao Linh có
mặt ở hầu khắp các sân khấu kể cả phòng trà hay vũ trường… Sau này, khi
ra hải ngoại, tài năng của Giao Linh vẫn được khẳng định và chị thuộc
thế hệ những ca sĩ gạo cội được yêu mến.



Nổi tiếng và đẹp nhưng Giao Linh lại … muộn chồng. Tới năm 37 tuổi chị
mới chính thức kết hôn. Trước đó, chị chỉ có những tình yêu đi qua trong
đời chứ chưa chính thức lấy chồng. Nhưng khi kết hôn, Giao Linh lại
sống trọn vẹn với người chồng của mình mấy chục năm rất hạnh phúc, vui
vẻ. Mối tình đặc biệt này Giao Linh gọi là một “kỳ duyên”.



Chị từng gặp chồng chị từ khi 17 tuổi, nhưng vì không có duyên, có phận
nên hai người không đến với nhau, phận ai nấy sống. Nhưng, bất ngờ, hơn
hai mươi năm sau gặp lại, giống như ông trời sắp đặt, cả hai lại có cảm
tình và dành cho nhau rất nhiều tình cảm. Khi gặp lại, chồng Giao Linh
đã qua mấy lần tan vỡ, bất hạnh trong hôn nhân, một mình nuôi 6 người
con, con trai lớn nhất lúc ấy cũng đã 30 tuổi, nhỏ nhất 14 tuổi. Cũng vì
sự tế nhị đó nên anh đã đề nghị với chị, thôi thì cứ thử sống với nhau
trước 6 tháng, nếu cảm thấy cả hai bên vẫn ở được với nhau thì sẽ chung
sống, còn nếu không thì chia tay.



Các con đã lớn, nếu ai không ưng thuận thì có thể chuyển ra ngoài sinh
sống, bao giờ thuận thì về. Không ngờ, sau 6 tháng, cả nhà chẳng ai
chịu… chuyển đi. Các con của chồng chị ban đầu thì đến ở 1 tuần rồi đi,
sau đó thành ở 2 tuần và cuối cùng cũng chẳng chịu rời. Họ sống hạnh
phúc với nhau tới tận bây giờ. Có nhiều lần, Giao Linh đi biểu diễn ở
những bang gần nhà bên Mỹ, các con chị còn theo đến tận nơi để cổ vũ cho
mẹ rồi sáng sớm hôm sau lại về đi làm. Giao Linh rất hạnh phúc với điều
đó.



Chị cũng nói thật thà rằng, chiếm được cảm tình của con chồng như chị
không phải dễ mà có được, thậm chí, các con còn chịu tâm sự, chia sẻ với
chị nhiều hơn bố của chúng. Tấm lòng chị cởi mở, luôn biết quan tâm,
hỏi han và lo lắng cho các con nên ai cũng líu ríu với chị. Nhiều chuyện
của con cái, chỉ có chị nói ra thì bố của chúng mới biết. Ra ngoài thì
thôi, nhưng cứ về nhà với mẹ Giao Linh là các con chị vẫn cứ nhõng nhẽo
như trẻ nhỏ…



Hạnh phúc tràn ngập tiếng cười



Chồng Giao Linh không là dân văn nghệ nhưng anh lại yêu văn nghệ vô
cùng. Anh yêu tiếng hát Giao Linh. Giọng ca trầm buồn, ngọt đến tận tâm
can của chị chính là sợi dây dẫn dắt anh tới với chị. Giao Linh nói,
cũng vì anh yêu sân khấu chẳng thua gì chị nên đi đâu hai vợ chồng cũng
đi cùng nhau, anh vừa làm chồng và vừa làm… trợ lý đặc biệt cho chị
luôn. Hai vợ chồng xuất hiện ở sân khấu nào là gây chú ý ở nơi đó vì nụ
cười không mấy khi tắt trên môi họ. Mấy lần đi biểu diễn, anh thường
nhìn quanh và nói đùa: “Hình như ở đây anh là trợ lý già nhất thì phải”.
Dẫu già nhất nhưng anh lại… năng động chẳng kém cánh trẻ, giúp vợ những
việc phụ, lo nước uống rồi chụp hình. Anh tự hào là anh luôn chụp vợ
rất đẹp.





Bên ngoài sân khấu, Giao Linh lại rất hay cười, vì quan điểm sống của chị là đã sống phải vui vẻ, thoải mái. Ảnh: internet



Giao Linh không có con. Con của anh cũng chính là con của chị, chị đến
với anh cũng một phần là lý do anh có đông con. Chị quan niệm, đã thương
nhau thì sẽ thương cả các con nữa, chị dành rất nhiều tình cảm cho các
con của chồng. Giao Linh luôn cho rằng, anh thương chị, yêu chị không
chỉ bởi tình yêu mà quan trọng hơn là thấy cách cư xử của chị với con
cái của mình.



Giao Linh bao giờ cũng khen chồng là người tốt tính và có phước vì các
con anh là 3 dòng con của 3 người vợ khác nhau, nhưng cả 6 anh em yêu
thương nhau như một, không bao giờ có tâm lý mẹ này, mẹ kia cả. Anh có
cách dạy con rất hay, tuần nào cũng họp đủ các con lại để nói chuyện,
bàn cái đúng cái sai và chỉnh sửa. Khi chị mới đến, thấy mỗi cuộc họp
các anh chị lớn đều nói dồn lên cậu em út tên Bảo, chuyện gì cũng nói
Bảo không làm đúng.



Giao Linh mới nói: “Các con chuyện gì cũng Bảo, làm sai la em thì đúng
nhưng em làm đúng cũng nói sai, tối ngày cứ nói Bảo không à. Thôi, giờ
mẹ mua cho Bảo cái vé máy bay, Bảo về với mẹ của Bảo đi con!” Chị vừa
nói đến thế là Bảo đứng dậy ngay: “Bảo có ý kiến, Bảo có ý kiến… Cho Bảo
một cơ hội đi rồi Bảo thay đổi”. Thế là cả nhà lại cười rần rần, Bảo đã
bị cuộc sống ấm cúng của gia đình “mê hoặc” rồi, đâu có muốn đi đâu
nữa.



Không chỉ cùng chồng nuôi dạy các con trưởng thành, Giao Linh còn chăm
lo cho các cháu. Khi các con bận học hành, sự nghiệp là chị thay con
chăm cháu. Có đứa chị nuôi từ 2 tuổi rưỡi tới 9 tuổi mới chịu trả về cho
bố mẹ chúng. Giao Linh bảo, cứ đứa nhỏ nào giao tới tay chị là bố mẹ
chúng yên tâm vì ở với Giao Linh chỉ có… vui vẻ mà thôi.



Một trong những bí quyết để Giao Linh giữ được hòa khí trong gia đình
chính là “cơm sôi thì bớt lửa”, phải sống vị tha với nhau, đừng làm khó
nhau. Còn nếu cứ khó khăn trong cuộc sống thì chỉ làm cho cái Tâm mình
phiền muộn, già đi, còn khi mình thoải mái thì chuyện gì cũng giải quyết
được. Giao Linh cho rằng, cứ tha thứ hết, tha thứ rất dễ, nếu cho rằng
dễ tha thứ thì sẽ là dễ. Cuộc sống này ai chẳng có lầm lỗi, nếu chứ chăm
chú để bắt lỗi thì sống cả đời với nhau sẽ mệt lắm. Các con của chị đâu
phải lúc nào cũng làm chị thoải mái, những khi con mắc lỗi chị nói: “Ồ
không sao đâu con, mẹ nghĩ các con không có ý làm như vậy”.



Cũng nhờ chị thoải mái thế nên các con chồng tâm sự với chị rất nhiều,
kể cả chuyện vui hay buồn. Từ trước tới giờ, các con đều sợ cha nên
không dám nói, chị là người ở giữa khuyên nhủ chồng phải dễ tính hơn,
cởi mở hơn. Trẻ con, ai chẳng thích tâm sự, thấy con về nhà vui vẻ thì
chị hỏi liền hôm nay có chuyện gì vui thế con, hôm nào buồn thì lại nói
sao mọi hôm con về nhà vui lắm hôm nay lại rầu rĩ thế… là chị đã khơi
được nguồn tâm sự của con rồi.



Ngay cả trong cuộc sống vợ chồng của chị đâu phải mọi chuyện đều đồng
quan điểm được, có hợp cũng chỉ trong giới hạn nào đó thôi. Dần dần phải
tự điều chỉnh. Chị nhớ hồi mới lấy nhau, hai vợ chồng cũng hay cãi cọ
vì những thứ bất đồng quan điểm như thế, sau đó, hai người mới ngồi lại
với nhau nói rằng, tại sao khi mình gặp nhau và lấy nhau khó khăn đến
thế thì bây giờ phải ghen nhau, làm khổ nhau. Cũng từ đó, vợ chồng chị
biết sống tốt với nhau mỗi ngày, cười mỗi ngày.



Đi diễn cùng chị, anh hay cười và nói chuyện rất vui, hóm hỉnh, nhưng
Giao Linh “bật mí” rằng, anh cũng khó tính lắm, cũng hay cáu chứ không
dễ tính mấy đâu. Nhưng, mỗi lần anh cáu là chị lại “bớt lửa” bằng cách
nói đùa: “Ồ, sao hôm nay anh đóng kịch vậy, anh làm diễn viên giỏi đấy”.
Làm gì có ông chồng nào còn cáu kỉnh được khi bà vợ bông đùa nhẹ nhàng,
vui vẻ được đến thế. Thế là anh cũng lại cười hòa. Cuộc sống muốn vui
thì phải biết gạt những câu nói không hay ra ngoài, dành cho nhau những
lời dịu dàng và đừng chấp nhặt nhau.



Khối cặp vợ chồng trẻ gặp vợ chồng Giao Linh cảm thấy ngưỡng mộ với tình
cảm anh chị dành cho nhau, vẻ ngoài thì già nhưng mà tấm tình còn son
trẻ vô cùng. Giao Linh quan niệm, đời sống này giản dị vô cùng, hạnh
phúc của chị cũng đơn giản như thế, chỉ cần biết mở lòng ra và yêu
thương.



Miên Thảo



Giao Linh: Vừa đi hát vừa... bán phở



(Nguoiduatin.vn) -Nổi tiếng với những nhạc phẩm buồn, Giao Linh đã gieo
vào lòng khán giả bao sầu nhớ. Người mê đắm các ca khúc Màu tím păng-xê,
Phượng buồn, Thầm kín, Mười năm tái ngộ... đã gọi chị mỹ danh "Nữ hoàng
sầu muộn".



Nghệ sĩ Giao Linh phía sau ánh đèn sân khấu

Chị tự nhận mình may mắn trong con đường nghệ thuật và sau hơn 35 đi hát
vẫn còn được khán giả thương nhiều. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến,
phần thưởng vô giá với người nghệ sỹ.





Ca sĩ Giao Linh thời còn trẻ



Ngã rẽ cuộc đời may mắn



Tôi đã nghe Giao Linh hát những bản tình ca buồn từ thuở còn dùng băng
cat-set rồi sau này là đĩa hình. Tiếng hát của chị nhẹ nhàng, sầu buồn
ru tâm hồn người nghe vào mộng ảo. Tiếng hát ấy, 35 năm về trước và bây
giờ vẫn vậy, buồn da diết. Bao năm qua rồi, nhưng với khán giả yêu thích
nhạc xưa, khi nghe “Màu tím păng-xê”, “Mười năm tái ngộ”... vẫn muốn
nghe chính giọng Giao Linh. Những ca khúc này hợp với chị như thể nhạc
sỹ "đóng giày" cho Giao Linh.



Nhiều năm rồi, tình cảm khán giả dành cho Giao Linh vẫn nồng nàn như
thuở Sài Gòn xưa nơi chị hát trong các quán bar, phòng trà. Thời ấy,
Giao Linh mới vào nghề, hát bằng cả tâm hồn thiếu nữ, gieo nỗi buồn vào
những con người mang tâm hồn nhạy cảm, nay vẫn nỗi buồn ấy lại được trải
qua những thăng trầm, trải nghiệm cuộc sống đưa người nghe hoài vọng
một thời xa vắng. Chị hạnh phúc khi được trở về nước hát cho những khán
giả đã cổ vũ một ca sỹ Giao Linh từ khi mới chập chững vào nghề.



Ngược lại thời gian, Giao Linh nhớ về ngày còn là cô gái tên thật là
Nguyễn Thị Sinh mới bước vào nghề ca hát. Chị sinh ra và lớn lên tại Sài
Gòn trong một gia đình có 7 anh chị em, nhưng không có ai hoạt động
trong lĩnh vực nghệ thuật cả. Từ nhỏ, Giao Linh rất đam mê ca hát. Năm
1966, trong một buổi giao lưu văn nghệ, tình cờ chị gặp nhạc sĩ Thu Hồ.
Khi nghe giọng hát của Giao Linh, nhạc sỹ này nói: "Ngày mai lên hãng
Continental thử giọng". Cũng thật may mắn, và đầy bất ngờ, chị được ký
hợp đồng thâu đĩa độc quyền 3 năm với hãng này.



Giao Linh kể lại, ngày xưa khi còn chưa đi hát trên sân khấu lớn, có
người bạn thân đã khuyên chị: "Nếu có đi hát hãy lấy tên Giao Linh, nghệ
danh này sẽ gặp nhiều may mắn đấy. Thế là tôi đã lấy nghệ danh ấy cho
đến nay". Từ khi đi hát, đôi mắt mênh mông buồn ấy đã gắn với những tình
khúc buồn khiến người nghe phải bâng khuâng, xao xuyến. Chính vì lẽ đó,
trong nỗi nhớ tình buồn, khắc khoải gọi tên người xưa, ai đó trong số
khán giả ruột của Giao Linh đã dành cho chị cái "danh hiệu" thật buồn:
"Nữ hoàng sầu muộn".



Sài Gòn trước năm 1975 được ví là hòn ngọc Viễn Đông, các phòng trà ca
nhạc, tụ điểm giải trí lấp lánh ánh đèn màu. Giao Linh tâm sự: "Hồi
trước, tôi đi hát cũng chạy hết phòng trà này đến phòng trà khác, một
tối hát ở 3-4 phòng trà khác nhau. Với các ca sỹ mới bây giờ cũng chạy
như vậy thôi, nhưng ngày ấy chạy show bằng xe gắn máy và đường không tắc
như bây giờ. Ngày xưa, Sài Gòn đâu có đông dữ như bây giờ, chạy loáng
cái là đến tụ điểm khác, giờ thì không chạy nổi vì tắc đường".



Ngày xưa ấy, một đêm Giao Linh đã chạy 6 tụ điểm ca nhạc, chạy đến Chợ
Lớn luôn, mỗi nơi hát 3 bài rồi lại chạy. Một thời gian dài, Giao Linh ở
bên Mỹ không có chuyện chạy show như vậy, nhưng trở về Việt Nam bây giờ
thấy không khí cũng như xưa. "Nếu đi cùng các đoàn hát ra tỉnh, một đêm
tôi cũng chạy show 3 nơi, từ điểm này qua điểm kia cách nhau nửa tiếng.
Chẳng hạn tôi đi Đà Lạt, hát ở Đà Lạt xong chạy xuống Di Linh, rồi về
qua Bảo Lộc. Đời sống âm nhạc rất vui. Đi tới các nơi, tôi thấy khán giả
còn thương nghệ sỹ nên thấy vui lắm. Mới đây, trong chương trình "Trở
lại chốn xưa" Giao Linh thấy mình còn may mắn bởi khán giả còn thương
mình, thấy vui lắm", chị nói.



Vừa hát vừa bán phở



Nhớ lại những năm trước đây, khi còn sống tại Sài Gòn, Giao Linh thường
xuyên phụ giúp mẹ bán phở. Nhưng cô con gái người bán phở lại yêu đắm
đuối ánh đèn sân khấu, những tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, những
bó hoa tặng cho ca sỹ. ánh đèn sân khấu như có một sức hút vô hình nào
đó quyến rũ cô bé Sinh thuở ấy.





Ca sĩ Giao Linh hiện nay



Giao Linh nhớ lại: "Nhiều khi dậy sớm phụ mẹ bán phở mà tôi cứ ngân nga
hát. Tôi hát một cách say mê như mình đang ở những cuộc sinh hoạt văn
nghệ, hay những cuộc biểu diễn văn nghệ của trường lớp". Ngày ấy, trong
số những khách đến ăn phở quán nhà Giao Linh cũng có những người để ý,
yêu mến giọng hát của cô bé Sinh hồn nhiên, nhí nhảnh để rồi mong một
ngày được nghe giọng ca ấy trên những sân khấu chuyên nghiệp của Sài
Gòn.



Hoàn cảnh của những ca sỹ trước những năm 1975 đa phần là khó khăn, vì
chẳng ai muốn theo kiếp cầm ca, "xướng ca vô loài" mà xã hội khi ấy
không mấy coi trọng. Như Thanh Thuý vì nghèo khổ, mẹ đau ốm nặng, em còn
nhỏ mà phải dấn thân vào chốn phòng trà ca nhạc, còn Giao Linh hoàn
cảnh gia đình cũng khó khăn là điểm chung của thời ấy. "Ba má Giao Linh
là người nhập cư, ba chị người Phủ Lý (Hà Nam), má người Quảng Bình dắt
díu nhau nhập cư tại Sài Gòn. Chị lớn lên trong một gia đình không khá
giả gì nhưng ba má cũng cố gắng làm để con có một đời sống thoải mái".



Trước đây, khi ở Canada gia đình Giao Linh cũng có tiệm phở. Mở tiệm bán
phở là nghề gia truyền của gia đình nghệ sỹ Giao Linh. Từ hồi tôi lớn
lên, má đã có tiệm phở, các anh chị em tôi đã gắn bó với tiệm phở mấy
chục năm rồi. Tiệm phở của gia đình Giao Linh ở phố Nguyễn Kim cũng khá
nổi tiếng, sau này bà để lại tiệm phở cho con dâu và cùng gia đình sang
định cư tại Canada.



Ba má Giao Linh đều mất ở nước ngoài hết. Mấy cô em gái lại tiếp tục
nghề của má, mở tiệm phở tại Canada. Quán phở của chị em Giao Linh khá
nổi tiếng tại Toroto. Cứ đến thành phố này, gặp người Việt Nam nào hỏi
tiệm phở của chị em Giao Linh ai cũng biết. Có khách ở NewYork sang,
không biết đường gặp người Việt hỏi thăm cũng đến được tiệm phở. Đây là
nghề chính để nuôi sống gia đình Giao Linh.



Khi sang định cư ở nước ngoài, cuộc sống của Giao Linh cũng gặp khó khăn
nhiều. Đầu tiên, chị cũng phải tìm việc làm. "Tôi may mắn có nghề hát
nên tiếp tục đi hát, nhưng mấy người em phải đi làm ở xưởng với mức
lương ba cọc ba đồng. Mấy chị em bàn với nhau, tiếp tục nghề của má kinh
doanh hàng ăn và cũng nổi tiếng". Về Việt Nam, Giao Linh cũng đã mở
quán phở... nhưng rồi vì nhiều người còn yêu mến giọng hát của "Nữ hoàng
sầu muộn" nên chị đã không kham nổi việc kinh doanh, Giao Linh dẹp quán
phở để tập trung cho âm nhạc.



May mắn đến với cô con gái của người bán phở, một gia đình chẳng có chút
gì liên quan đến nghệ thuật, ấy là khi cô bé Sinh đi hát và được "chấm
điểm". Trong sâu thẳm tâm hồn của Giao Linh, chị vẫn thầm nhắc và biết
ơn đến hai người cho chị cuộc sống ngày hôm nay. Một là người mẹ chắt
chiu từng đồng tiền lẻ, thức khuya, dậy sớm đong những vất vả bằng những
bát phở để nuôi lớn và cho chị đi học. Thứ hai là những người thầy,
nhạc sỹ Thu Hồ, nhạc sỹ Nguyễn Văn Long đã làm nhịp cầu nối đưa chị đến
với khán giả để được yêu mến cho đến bây giờ.



Chị tâm sự: "Tôi lớn lên trong tình thương của gia đình dù không giàu có
nhưng nghĩ mình lớn rồi phải một tay phụ giúp gia đình. Tôi có năng
khiếu ca hát, nhạc sỹ Nguyễn Văn Long cho đi hát, lăng- xê để nổi danh.
Ngày ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản đi hát để có tiền đưa phụ thêm cho gia
đình. Nhưng năm tháng trôi đi, giờ đây được khán giả đón nhận nhất là
khi đã có tuổi thì tôi càng biết ơn các thầy nhiều lắm".




Vương Hà

http://www.hdvietnam.com/diendan/121-ban-luan-am-nhac/344207-nhung-cau-chuyen-ve-ca-sy.html 



Chợ Lớn CD: Giao Linh & Tuấn Vỹ - Chuyến Đò Không Em [FLAC]



GLCD011: Giao Linh 11 - Đò Tình [FLAC]



GLCD008: Giao Linh 8 - Đêm Ru Điệu Nhớ [FLAC]



GLCD007: Giao Linh - Cuối Nẻo Đường Tình [FLAC]



PHCD048: Giao Linh - Hai Lối Mộng [FLAC]



ĐDCD001: Giao Linh, Hương Lan, Hà Duy - Chuyện Tình Dở Dang [WAV]



LVCD161: Giao Linh - Nó Và Tôi [FLAC]



TACD123: Giao Linh - Đam Mê [FLAC]



GLCD015: Giao Linh - Những Đứa Con Của Mẹ [FLAC]



Rạng Đông CD: Giao Linh - Một Lần Lỡ Bước [FLAC]



Rạng Đông CD: Giao Linh - Tình Hững Hờ [FLAC]



TQCD074: Giao Linh - Lòng Mẹ [FLAC]



PHCD003: Giao Linh - Tâm Sự Với Anh [FLAC]



GLCD012: Giao Linh & Trường Hải - Đôi Ngã Chia Ly [FLAC]



GLCD010: Giao Linh & Phượng Vũ - Ngày Buồn [WAV]



Ánh Sáng Production: Giao Linh 3 - Quê Mẹ [FLAC]



Giao Linh CD: Giao Linh 19 - Hàn Mạc Tử [FLAC]



TACD032: Giao Linh & Hương Lan - Ai Khổ Vì Ai [WAV]



GNCD: Tuấn Vũ & Giao Linh - Đôi Mắt Người Xưa [WAV]



GNCD: Giao Linh & Trường Hải - Những Chuyện Tình Ngang Trái [WAV]



GNCD: Tuấn Vũ, Giao Linh, Thanh Tuyền - Tình Sầu Biên Giới [FLAC]



LVCD116: Chế Linh, Giao Linh - Áo Em Chưa Mặc Một Lần [FLAC]



VV Music CD012: Giao Linh - Những Tình Khúc Bất Hủ [WAV]



GNCD: Giao Linh & Phượng Mai - Anh Ở Đâu [WAV]



LVCD: Giao Linh - The Best Of [FLAC]



GLCD014: Giao Linh - Giọng Ca Dĩ Vãng [WAV]



TLCD043: Giao Linh - Thương Muộn [FLAC]



GLCD009: Giao Linh, Duy Khánh, Việt Dzũng, Phượng Vũ - Ngày Con Về [FLAC]



TTCD015: Giao Linh & Trường Thanh - Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím [FLAC]



THCD: Tuấn Vũ, Giao Linh - Định Mệnh Trong Tình Yêu [WAV]



MTCD002: Giao Linh & Trường Hải - Sương Trắng Miền Quê Ngoại [WAV]



GNCD: Tuấn Vũ, Giao Linh, Tuấn Anh - Tình Ngoại Ô [WAV]



GNCD: Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan - Hồn Trinh Nữ [WAV]



GNCD: Tuấn Vũ, Giao Linh - Em Sắp Về Chưa [WAV]



Tú Quỳnh 14-Giao Linh-Yêu Người Như Thế Đó [WAV] by cocongidau



Tú Quỳnh CD: Giao Linh- Tiếng Xưa [WAV] by cocongidau



GNCD084: Giao Linh, Phượng Mai, Tuấn Vũ - Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em [FLAC]



LVCD: Giao Linh, Thái Châu - Xin Thời Gian Qua Mau (2009) [FLAC]



TQCD: Giao Linh, Trường Hải - Khổ Qua [WAV]



Thanh Hằng CD: Giao Linh, Hương Lan - Ru Anh (1994) [WAV]













http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/257949-giao-linh-collection-hdcp-wav-flac.html












0 nhận xét:

Đăng nhận xét

WIDGET VÍ DỤ